Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can không?
- Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can không?
- Nếu ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì có bắt buộc phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không?
- Trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khi nào?
Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can không?
Tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Căn cứ để áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định tại khoản 1 Điều 109 nêu trên là:
- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm;
- Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử;
- Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội;
- Để bảo đảm thi hành án.
Các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Căn cứ để áp dụng từng biện pháp ngăn chặn được quy định cụ thể từ Điều 110 đến Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Như vậy, sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không bắt buộc áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật.
Biện pháp ngăn chặn (Hình từ Internet)
Nếu ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì có bắt buộc phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không?
Nếu ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì có bắt buộc phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không, thì theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.
Như vậy, nếu ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì bắt buộc phải hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng.
Trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khi nào?
Thì theo khoản 1 Điều 20 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định như sau:
Gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra
1. Trong giai đoạn điều tra, trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn 10 ngày, Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ căn cứ, lý do và đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
2. Khi đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ mọi biện pháp ngăn chặn đã được phê chuẩn, nêu rõ lý do, kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh căn cứ đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn gồm:
a) Văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra nêu rõ căn cứ, lý do đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn;
b) Chứng cứ, tài liệu là căn cứ để Cơ quan điều tra đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
Trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn 10 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?