Có bắt buộc người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ đại học không?
- Có bắt buộc người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ đại học không?
- Quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải quy định thế nào?
- Sở Giao thông vận tải có được lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải hay không?
Có bắt buộc người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ đại học không?
Có bắt buộc người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ đại học không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với người giám định tư pháp theo vụ việc
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được xem xét, lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Dẫn chiếu khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
2. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
…
Theo đó, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây được xem xét, lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải:
– Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
– Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Lưu ý: Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Như vậy, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải không bắt buộc phải có trình độ đại học nhưng phải có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực giao thông vận tải cần giám định.
Quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
….
3. Người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. Người giám định tư pháp theo vụ việc có quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6 và 7 Điều 11 của Luật này.
Dẫn chiếu theo khoản 1, 2, 3, 6 và khoản 7 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
…
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Theo đó, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải có quyền và nghĩa vụ được quy định nêu trên.
Sở Giao thông vận tải có được lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải hay không?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải
…
2. Việc lập, công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương:
Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng có trách nhiệm lựa chọn, lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng có trách nhiệm lựa chọn, lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?