Có bắt buộc kiểm tra bài thi vấn đáp kết quả tập sự hành nghề đấu giá không? Hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá có cần giấy khám sức khỏe không?
- Tiêu chuẩn của một đấu giá viên theo quy định mới nhất hiện nay
- Có bắt buộc kiểm tra bài thi vấn đáp kết quả tập sự hành nghề đấu giá không?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá có cần Giấy khám sức khỏe không?
- Phúc tra bài kiểm tra tập sự hành nghề đấu giá được pháp luật quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn của một đấu giá viên theo quy định mới nhất hiện nay
Căn cứ theo Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về tiêu chuẩn đấu giá viên như sau:
“Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.”
Tại Điều 12 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về người được miễn đào tạo nghề đấu giá như sau:
"1. Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
2. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên."
Như vậy, một đấu giá viên cần phải có đủ 4 tiêu chuẩn cụ thể:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá theo quy định nêu trên;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Tải về mẫu Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá mới nhất 2023: Tại Đây
Kiểm tra bài thi vấn đáp kết quả tập sự hành nghề đấu giá
Có bắt buộc kiểm tra bài thi vấn đáp kết quả tập sự hành nghề đấu giá không?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BTP quy định về nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra cụ thể như sau:
“1. Việc kiểm tra phải nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực, tuân thủ quy định của Luật đấu giá tài sản, Thông tư này và quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm
a) Pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
b) Kỹ năng hành nghề đấu giá tài sản.
3. Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp.”
Theo đó, hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá gồm kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp. Vì vậy, bạn bắt buộc phải thi kiểm tra vấn đáp theo quy định.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá có cần Giấy khám sức khỏe không?
Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 06/2017/TT-BTP quy định về hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá như sau:
“2. Người tập sự đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người đó có tên trong danh sách người tập sự. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
b) Báo cáo kết quả tập sự hành nghề đấu giá.”
Như vậy, hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá bao gồm giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và báo cáo kết quả tập sự theo quy định nêu trên mà không cần Giấy khám sức khỏe.
Phúc tra bài kiểm tra tập sự hành nghề đấu giá được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 06/2017/TT-BTP quy định về phúc tra bài kiểm tra như sau:
“1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
Không phúc tra bài kiểm tra vấn đáp.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc tra. Ban Phúc tra gồm Trưởng ban và ít nhất 02 (hai) thành viên. Các thành viên trong Ban Chấm thi viết không được là thành viên của Ban Phúc tra.
3. Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.”
Như vậy, nếu bạn không đồng ý với kết quả kiểm tra của mình thì bạn có thể làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch hội đồng kiểm tra trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không phúc tra đối với bài kiểm tra vấn đáp. Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?