Có bao nhiêu yếu tố quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng? Trong trường hợp nào cần quyết định mật độ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng?
Có bao nhiêu yếu tố quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng?
Có bao nhiêu yếu tố quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng là nơi được lựa chọn theo các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn để thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn theo mục đích riêng do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bộ, ngành, địa phương), tổ chức, cá nhân xây dựng, quản lý và khai thác, gồm các loại: trạm khí tượng bề mặt, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm khí tượng trên cao, trạm ra đa thời tiết, trạm thủy văn, trạm hải văn, trạm đo mưa và các loại trạm chuyên đề khác.
Theo Điều 4 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định căn cứ quy định của pháp luật hoặc nhu cầu, mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân lựa chọn yếu tố quan trắc khí tượng thủy văn đối với từng loại trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng, cụ thể:
(1) Yếu tố quan trắc tại trạm khí tượng bề mặt:
- Bức xạ;
- Áp suất khí quyển;
- Gió bề mặt;
- Bốc hơi;
- Nhiệt độ không khí;
- Nhiệt độ đất;
- Độ ẩm không khí;
- Mưa;
- Tầm nhìn xa;
- Thời gian nắng;
- Mây.
(2) Yếu tố quan trắc tại trạm khí tượng nông nghiệp:
- Các yếu tố khí tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
- Nhiệt độ đất tại các lớp đất sâu, nhiệt độ nước mặt ruộng;
- Độ ẩm đất tại các độ sâu 5cm, 10cm, 20cm, 30cm, 40cm, 50cm, 60cm, 70cm, 80cm, 90cm và 100cm;
- Gió ở độ cao từ 2m đến 10m;
- Nhiệt độ không khí trong quần thể cây trồng;
- Độ ẩm không khí trong quần thể cây trồng.
(3) Yếu tố quan trắc tại trạm khí tượng trên cao:
- Trạm thám không vô tuyến: áp suất khí quyển; nhiệt độ không khí; độ ẩm không khí; hướng gió và tốc độ gió;
- Trạm đo gió (pilot hoặc pilotsonde): hướng gió và tốc độ gió.
(4) Yếu tố quan trắc tại trạm ra đa thời tiết:
- Trường phản hồi vô tuyến;
- Trường gió hướng tâm.
(5) Yếu tố quan trắc tại trạm thủy văn:
- Mực nước;
- Mưa;
- Nhiệt độ nước;
- Yếu tố phụ: hướng nước chảy, gió, sóng, diễn biến lòng sông;
- Lưu lượng nước;
-Lưu lượng chất lơ lửng.
(6) Yếu tố quan trắc tại trạm hải văn:
- Gió bề mặt biển;
- Tầm nhìn xa phía biển;
- Mực nước biển;
- Sóng biển;
- Trạng thái mặt biển;
- Nhiệt độ nước biển;
- Độ muối nước biển;
- Sóng biển;
- Dòng chảy biển.
(7) Yếu tố quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng khác theo nhu cầu, mục đích sử dụng.
Theo đó, có cơ bản 07 loại yếu tố quan trắc khí tượng thủy văn đối với từng loại trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
Trong trường hợp nào cần quyết định mật độ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng?
Theo Điều 5 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Mật độ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng
1. Căn cứ yêu cầu, mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân quyết định mật độ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
2. Mật độ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trong một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Khoảng cách giữa các trạm đo mưa từ 10km đến 15km đối với một trong các vùng sau: đồi núi; sườn đón gió; tổng lượng mưa năm trung bình nhiều năm từ 1.600 mm trở lên; khu vực đô thị loại III trở lên;
b) Khoảng cách giữa các trạm đo mưa từ 15km đến 20km đối với vùng trung du, đồng bằng;
c) Phục vụ tính toán lượng nước đến hồ chứa: ở lưu vực sông, suối cung cấp nước cho hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 500.000m3 trở lên thì bố trí từ 10km đến 15km một trạm đo mưa; ở các nhánh sông, suối chảy đến hồ chứa có diện tích lưu vực từ 100km2 trở lên thì bố trí một trạm quan trắc lưu lượng nước;
d) Quan trắc ở vườn quốc gia: mỗi vườn quốc gia bố trí tối thiểu một trạm khí tượng; tùy theo quy mô diện tích của vườn quốc gia có thể bố trí thêm trạm khí tượng nhưng bảo đảm khoảng cách giữa các trạm từ 25km đến 30km.
Theo đó, trong một số trường hợp cụ thể sau đây cần quyết định mật độ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng, cụ thể:
- Khoảng cách giữa các trạm đo mưa từ 10km đến 15km đối với một trong các vùng sau: đồi núi; sườn đón gió; tổng lượng mưa năm trung bình nhiều năm từ 1.600 mm trở lên; khu vực đô thị loại III trở lên;
- Khoảng cách giữa các trạm đo mưa từ 15km đến 20km đối với vùng trung du, đồng bằng;
- Phục vụ tính toán lượng nước đến hồ chứa: ở lưu vực sông, suối cung cấp nước cho hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 500.000m3 trở lên thì bố trí từ 10km đến 15km một trạm đo mưa; ở các nhánh sông, suối chảy đến hồ chứa có diện tích lưu vực từ 100km2 trở lên thì bố trí một trạm quan trắc lưu lượng nước;
- Quan trắc ở vườn quốc gia: mỗi vườn quốc gia bố trí tối thiểu một trạm khí tượng; tùy theo quy mô diện tích của vườn quốc gia có thể bố trí thêm trạm khí tượng nhưng bảo đảm khoảng cách giữa các trạm từ 25km đến 30km.
Đặt trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng ở những vị trí nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Vị trí quan trắc khí tượng thủy văn là nơi đặt công trình, lắp đặt phương tiện đo và thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn.
Theo Điều 6 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Vị trí đặt trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng
1. Trạm khí tượng bề mặt, khí tượng nông nghiệp:
a) Phải thông thoáng, không bị các vật che chắn;
b) Đại diện cho khu vực quan trắc, kết quả quan trắc khách quan, chính xác.
2. Trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết:
a) Phải thông thoáng, không bị các vật che chắn;
b) Không có vật cản đối diện một góc quá 60° tại điểm thả bóng thám không;
c) Các tia quét từ ra đa không bị chặn bởi địa hình; không có chướng ngại vật xuất hiện ở những góc quét lớn hơn nửa búp sóng phía trên đường chân trời.
3. Trạm thủy văn:
a) Vị trí quan trắc mực nước: bảo đảm tính đại diện cho khu vực quan trắc; quan trắc được mực nước từ thấp nhất đến cao nhất;
b) Vị trí quan trắc lưu lượng nước, lưu lượng chất lơ lửng: hạn chế ảnh hưởng của sóng, gió, chảy quẩn, chảy vật và các vật trôi nổi; lòng sông không có hoặc ít chướng ngại vật; bờ sông ổn định, mặt cắt đơn, không có bãi tràn, kiểm soát (khống chế) được lượng nước trong lưu vực.
4. Trạm hải văn:
a) Vị trí quan trắc gió phải thông thoáng, không bị các vật che chắn, đảm bảo đặc trưng yếu tố gió tại khu vực quan trắc;
b) Vị trí quan trắc mực nước, sóng bảo đảm tính đại diện cho khu vực quan trắc, thông thoáng về phía biển, quan trắc được mực nước từ thấp nhất đến cao nhất.
Theo đó, tùy theo từng loại trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng mà được đặt vị trí ở phù hợp và đáp ứng những yêu cầu theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?