Có bao nhiêu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia? Tổ chức này phải tuân thủ quy định gì?
Có bao nhiêu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia?
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia được quy định tại Điều 52 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia là duy nhất.
...
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia là duy nhất.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam.
Lưu ý:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 52 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
- Xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống kỹ thuật để thực hiện các chức năng quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tự cấp chứng thư số cho mình;
- Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành văn bản về việc quản lý, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam;
- Công bố và cập nhật trên trang thông tin điện tử danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng được cấp giấy chứng nhận hoạt động, các chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam và chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế;
- Triển khai các hoạt động để dịch vụ chứng thực chữ ký số của Việt Nam có thể được công nhận ở các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác.
Có bao nhiêu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia? Phải tuân theo những quy định nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia phải tuân thủ các quy định gì?
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia phải tuân thủ các quy định theo Điều 53 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia đóng vai trò và có quyền, nghĩa vụ như tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định tại Chương III Nghị định 130/2018/NĐ-CP;
- Cặp khóa quy định tại Điều 24 Nghị định 130/2018/NĐ-CP do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tự tạo trên hệ thống của mình;
- Nội dung cần kiểm tra trước khi cấp chứng thư số quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, bổ sung kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện hoạt động quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP;
- Thông tin công khai quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 130/2018/NĐ-CP được công bố trên trang tin điện tử của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số sử dụng chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp phải nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số theo Luật Phí và lệ phí 2015.
Quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia bao gồm những gì?
Quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia được quy định tại Điều 54 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
- Quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành nhằm hướng dẫn các quy trình, thủ tục cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, trong đó bao gồm các nội dung sau:
+ Hợp đồng mẫu giữa tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các đại lý;
+ Hợp đồng mẫu giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thuê bao;
+ Quy chế chứng thực mẫu của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.
Lưu ý:
Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, các đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, các thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?