Có bao nhiêu tiêu chí xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam cho các tổ chức khoa học và công nghệ?
- Có bao nhiêu tiêu chí xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam cho các tổ chức khoa học và công nghệ?
- Quy trình xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam đối với các tổ chức khoa học và công nghệ được tổ chức ở bao nhiêu vòng?
- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam đối với các tổ chức khoa học và công nghệ do ai thành lập?
Có bao nhiêu tiêu chí xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam cho các tổ chức khoa học và công nghệ?
Có bao nhiêu tiêu chí xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam cho các tổ chức khoa học và công nghệ? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 62/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Tiêu chí và thang điểm xét tặng
Tổ chức, cá nhân và cộng đồng được xem xét tặng Giải thưởng theo các tiêu chí và thang điểm sau:
1. Đối với tổ chức
a) Đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường: tối đa là 40 điểm;
b) Tính hiệu quả về kinh tế, xã hội: tối đa là 30 điểm;
c) Quy mô và phạm vi ảnh hưởng: tối đa là 15 điểm;
d) Tính liên tục và thời gian tác động: tối đa 10 điểm;
đ) Lập thành tích về bảo vệ môi trường tại vùng sâu, vùng xa: 05 điểm.
...
Theo đó, có 05 tiêu chí xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam cho các tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm:
- Đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường: tối đa là 40 điểm;
- Tính hiệu quả về kinh tế, xã hội: tối đa là 30 điểm;
- Quy mô và phạm vi ảnh hưởng: tối đa là 15 điểm;
- Tính liên tục và thời gian tác động: tối đa 10 điểm;
- Lập thành tích về bảo vệ môi trường tại vùng sâu, vùng xa: 05 điểm.
Quy trình xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam đối với các tổ chức khoa học và công nghệ được tổ chức ở bao nhiêu vòng?
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 62/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Quy trình xét và Quyết định tặng Giải thưởng
...
4. Xét tặng Giải thưởng được tổ chức qua 02 (hai) vòng:
Vòng 1: Hội đồng chia thành các Tiểu ban theo nhóm lĩnh vực xét tặng Giải thưởng; Chủ tịch Hội đồng quyết định việc thành lập các Tiểu ban và phân hồ sơ cho các Tiểu ban. Các thành viên trong Tiểu ban tiếp nhận hồ sơ, tiến hành đánh giá, thảo luận và chấm điểm từng hồ sơ theo tiêu chí quy định tại Điều 9 của Thông tư này. Sau khi xem xét, đánh giá tổng hợp và tính điểm trung bình đối với từng hồ sơ, các Tiểu ban tổng hợp, lập danh sách các tổ chức, cá nhân có số điểm trung bình đạt từ 70 điểm trở lên để xét tiếp ở vòng 2.
Vòng 2: Hội đồng làm việc tập thể để xem xét từng hồ sơ có số điểm từ 70 trở lên do Ban Thư ký tổng hợp và trình Hội đồng. Các thành viên Hội đồng tiến hành đánh giá, thảo luận và chấm điểm từng hồ sơ theo tiêu chí quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
Mức chênh lệch số điểm giữa các thành viên Hội đồng cho cùng một hồ sơ không được quá 20 điểm; trường hợp mức chênh lệch số điểm cho cùng một hồ sơ lớn hơn 20 điểm, Hội đồng sẽ thảo luận và thông qua phương án tính điểm trung bình bằng hình thức biểu quyết. Sau khi xem xét, đánh giá tổng hợp và tính điểm trung bình đối với từng hồ sơ, Hội đồng lập danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng theo thứ tự từ điểm số cao đến điểm số thấp.
...
Căn cứ trên quy định quy trình xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam đối với các tổ chức khoa học và công nghệ được tổ chức qua 02 vòng, cụ thể:
Vòng 1: Hội đồng chia thành các Tiểu ban theo nhóm lĩnh vực xét tặng Giải thưởng;
- Chủ tịch Hội đồng quyết định việc thành lập các Tiểu ban và phân hồ sơ cho các Tiểu ban.
- Các thành viên trong Tiểu ban tiếp nhận hồ sơ, tiến hành đánh giá, thảo luận và chấm điểm từng hồ sơ theo tiêu chí quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
- Sau khi xem xét, đánh giá tổng hợp và tính điểm trung bình đối với từng hồ sơ, các Tiểu ban tổng hợp, lập danh sách các tổ chức, cá nhân có số điểm trung bình đạt từ 70 điểm trở lên để xét tiếp ở vòng 2.
Vòng 2: Hội đồng làm việc tập thể để xem xét từng hồ sơ có số điểm từ 70 trở lên do Ban Thư ký tổng hợp và trình Hội đồng. Các thành viên Hội đồng tiến hành đánh giá, thảo luận và chấm điểm từng hồ sơ theo tiêu chí quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
Mức chênh lệch số điểm giữa các thành viên Hội đồng cho cùng một hồ sơ không được quá 20 điểm; trường hợp mức chênh lệch số điểm cho cùng một hồ sơ lớn hơn 20 điểm, Hội đồng sẽ thảo luận và thông qua phương án tính điểm trung bình bằng hình thức biểu quyết.
Sau khi xem xét, đánh giá tổng hợp và tính điểm trung bình đối với từng hồ sơ, Hội đồng lập danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng theo thứ tự từ điểm số cao đến điểm số thấp.
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam đối với các tổ chức khoa học và công nghệ do ai thành lập?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 62/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Hội đồng xét tặng
1. Hội đồng xét tặng Giải thưởng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là Hội đồng). Số lượng thành viên của Hội đồng không ít hơn 15 người. Hội đồng có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xét chọn các tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định tặng Giải thưởng.
...
Theo đó, Hội đồng xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam đối với các tổ chức khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?