Có bao nhiêu tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Yêu cầu đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
- Ưu tiên xét chọn những nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nào?
- Có bao nhiêu tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ?
Yêu cầu đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Theo Điều 4 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, cấp thiết mà Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh và kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết.
2. Có cam kết của đối tác nước ngoài trong việc dành kinh phí cho công tác phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
3. Có một chủ nhiệm, một thư ký khoa học và có không quá 10 thành viên tham gia nghiên cứu.
4. Thời gian tối đa để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là 6 năm.
Theo đó, đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đảm bảo được những yêu cầu sau đây:
- Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, cấp thiết mà Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh và kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết.
- Có cam kết của đối tác nước ngoài trong việc dành kinh phí cho công tác phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
- Có một chủ nhiệm, một thư ký khoa học và có không quá 10 thành viên tham gia nghiên cứu.
- Thời gian tối đa để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là 6 năm.
Ưu tiên xét chọn những nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nào?
Có bao nhiêu tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 9 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Xác định danh mục và xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định danh mục và xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương trên cơ sở xem xét đề xuất hằng năm của các đơn vị. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được ưu tiên đưa vào danh mục xét chọn:
a) Nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thỏa thuận với đối tác nước ngoài cam kết tổ chức thực hiện.
b) Nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ cấp thiết đang được quan tâm trong nước nhưng chưa được triển khai nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa có kết quả.
c) Nhiệm vụ có sự hỗ trợ của nước ngoài để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ cho các đơn vị, các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam về tri thức khoa học, bí quyết công nghệ, trang thiết bị khoa học tiên tiến, đào tạo, chuyển giao kết quả nghiên cứu.
....
Căn cứ trên quy định những nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ưu tiên đưa vào danh mục xét chọn, gồm:
- Nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thỏa thuận với đối tác nước ngoài cam kết tổ chức thực hiện.
- Nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ cấp thiết đang được quan tâm trong nước nhưng chưa được triển khai nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa có kết quả.
- Nhiệm vụ có sự hỗ trợ của nước ngoài để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ cho các đơn vị, các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam về tri thức khoa học, bí quyết công nghệ, trang thiết bị khoa học tiên tiến, đào tạo, chuyển giao kết quả nghiên cứu.
Có bao nhiêu tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ?
Theo Điều 10 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Tên nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, khái quát được mục tiêu, nội dung nhiệm vụ, có tính mới so với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã và đang nghiên cứu.
2. Mục tiêu của nhiệm vụ được xác định cụ thể, phù hợp với tên nhiệm vụ, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành giáo dục, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nội dung nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và có tính khả thi.
4. Sản phẩm của nhiệm vụ đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ; có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, được ứng dụng tại địa chỉ cụ thể; có tham gia đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
5. Kinh phí phù hợp với nội dung nhiệm vụ và quy định tài chính hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% tổng kinh phí; đối tác nước ngoài cam kết hỗ trợ tối thiểu 50% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
6. Nhiệm vụ có hiệu quả về khoa học, về giáo dục và đào tạo, về kinh tế - xã hội.
7. Phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp lý, khả thi; nội dung hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài phù hợp với nội dung và mục tiêu của nhiệm vụ.
8. Chủ nhiệm nhiệm vụ có năng lực, kinh nghiệm, uy tín về nghiên cứu, năng lực tổ chức quản lý.
9. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhiệm vụ.
Căn cứ trên quy định có 09 tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm:
- Tên nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, khái quát được mục tiêu, nội dung nhiệm vụ, có tính mới so với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã và đang nghiên cứu.
- Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ được xác định cụ thể, phù hợp với tên nhiệm vụ, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành giáo dục, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Nội dung nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và có tính khả thi.
- Sản phẩm của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Mục tiêu nhiệm vụ;
+ Có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, được ứng dụng tại địa chỉ cụ thể;
+ Có tham gia đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;
+ Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
- Kinh phí phù hợp với nội dung nhiệm vụ và quy định tài chính hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% tổng kinh phí; đối tác nước ngoài cam kết hỗ trợ tối thiểu 50% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
- nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ có hiệu quả về khoa học, về giáo dục và đào tạo, về kinh tế - xã hội.
- Phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp lý, khả thi; nội dung hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài phù hợp với nội dung và mục tiêu của nhiệm vụ.
- Chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ có năng lực, kinh nghiệm, uy tín về nghiên cứu, năng lực tổ chức quản lý.
- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?