Có bao nhiêu tiết học môn toán trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông năm 2022?

"Cho em phải học bao nhiêu tiết học môn toán trên một năm trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông năm 2022?" Câu hỏi của bạn Thanh Tâm đang theo học chương trình giáo dục thường xuyên tại Đà Nẵng.

Thời lượng giảng dạy môn toán thực hiện từ lớp 10,11,12 trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục VI Môn toán của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định thời lượng giảng dạy môn tán như sau:

Thời lượng cho mỗi lớp là 140 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Trong đó, thời lượng dành cho nội dung cốt lõi là 105 tiết.

Dự kiến thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau:

Thời lượng dành cho các chuyên đề học tập trong mỗi năm học là 35 tiết. Dự kiến số tiết của các chuyên đề học tập (bao gồm cả kiểm tra, đánh giá) như sau:

Các yêu cầu cơ bản dạy học theo Chương trình môn Toán giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Môn toán của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định các yêu cầu cơ bản khi dạy học theo Chương trình môn Toán GDTX cấp THPT như sau:

- Phù hợp với tiến trình nhận thức của học viên (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); không quá hàn lâm (không quá chú trọng tính lôgic của khoa học toán học) mà cần tăng cường trải nghiệm, gắn với thực tiễn;

- Quán triệt tinh thần lấy hoạt động của người học làm trung tâm; phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý tới nhu cầu, nhận thức, phong cách học tập khác nhau của mỗi người học; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó HV được tham gia tìm tòi, khám phá, phát hiện, giải quyết vấn đề;

- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực với các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi với thực hành, ứng dụng.

- Khai thác kinh nghiệm, vốn sống, lòng tự trọng, tinh thần tự giác của người học, đặc biệt là người lớn tuổi. Với những nội dung, kiến thức cụ thể cần gắn kết hơn tới sinh hoạt, phong tục, tập quán, sao cho người học nhận thức được ngay và có thể vận dụng trực tiếp vào cuộc sống, lao động và sản xuất.

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung và đối tượng người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học khác một cách phù hợp và hiệu quả.

Có bao nhiêu tiết học môn toán trên một năm trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông?

Có bao nhiêu tiết học môn toán trên một năm trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông? (Hình từ internet)

Thiết bị dạy học môn toán thực hiện từ lớp 10,11,12 trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục VI Môn toán của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định thiết bị dạy học môn toán như sau:

- Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Toán thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT. Căn cứ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Toán, các Sở GDĐT cung cấp đủ các thiết bị dạy học tối thiểu, bảo đảm đủ về số lượng và chủng loại.

Cụ thể:

+ Đại số và Một số yếu tố Giải tích: Bộ thiết bị dạy và học về Hàm số và đồ thị.

+ Hình học và Đo lường: Bộ thiết bị dạy học về Nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm hình chóp, hình lăng trụ, hình nón, hình cầu, hình trụ, các đường cônic.

+ Thống kê và Xác suất: Bộ thiết bị dạy học về Thống kê và Xác suất

- Việc sử dụng thiết bị dạy học môn Toán cần bảo đảm một số yêu cầu sau:

+ Các thiết bị dạy học phải phục vụ cho mục tiêu dạy học môn Toán, phù hợp với nội dung học và các đối tượng học viên, hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và tránh làm tăng thêm nội dung dạy học, công việc của giáo viên và gây tốn kém không cần thiết.

+ Sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, đủ cường độ, tránh hình thức hoặc lạm dụng gây phản tác dụng, làm giảm hiệu quả của quá trình dạy học; tạo điều kiện để học viên thực sự được thực hành, thao tác trên các thiết bị dạy học, qua đó giúp học viên chủ động, tích cực khám phá, phát hiện kiến thức và góp phần phát triển “năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán”.

+ Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống.

Khi có điều kiện, giáo viên hướng dẫn học viên cách tìm kiếm thông tin, tư liệu trên Internet hoặc chương trình truyền hình có uy tín về giáo dục để mở rộng vốn hiểu biết và năng lực tự học.

+ Phối hợp sử dụng linh hoạt các loại hình thiết bị dạy học: Mỗi loại hình thiết bị đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó tùy thuộc nội dung bài học, phương pháp dạy học mà có thể kết hợp sử dụng các loại hình thiết bị dạy học và phối hợp một cách hợp lí, khoa học và sinh động.

- Tăng cường thiết bị dạy học tự làm: Ngoài các thiết bị dạy học tối thiểu được quy định, cần huy động sáng kiến, sự sáng tạo của học viên, giáo viên và phụ huynh trong việc khai thác, thiết kế và sử dụng các thiết bị dạy học tự làm như bảng phụ (trên đó ghi sẵn bài tập mà nhiều học viên có thể tham gia giải hoặc lời giải của nó cần được lưu lại trong suốt tiết học) phiếu học tập, bảng tổng kết...cho phù hợp với ý tưởng và phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ tiến hành và sử dụng.

Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/9/2022.

Chương trình giáo dục thường xuyên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Học viên chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học rèn luyện gì trong kì nghỉ hè?
Pháp luật
Mục tiêu của giáo dục thường xuyên là gì? Chương trình này có thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học?
Pháp luật
Đánh giá kết quả giáo dục Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành bằng phương pháp nào?
Pháp luật
Trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành có những phương pháp giáo dục đặc thù nào cho người học?
Pháp luật
Người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành theo Khung năng lực ngoại ngữ bậc 2 cần đạt yêu cầu gì năng lực đặc thù?
Pháp luật
Nội dung khái quát về kiến thức ngôn ngữ Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành gồm những gì?
Pháp luật
Người học Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành cần đáp ứng yêu cầu gì theo 4 kĩ năng trên Khung năng lực ngoại ngữ bậc 1?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT như thế nào?
Pháp luật
Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên được quy định thế nào? Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì và cả năm học được đánh giá với các mức nào?
Pháp luật
Đánh giá thường xuyên học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở được thực hiện thông qua hình thức nào?
Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền xây dựng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, đào tạo không? Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành chương trình giáo dục thường xuyên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục thường xuyên
6,580 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục thường xuyên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục thường xuyên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào