Có bao nhiêu nội dung trong kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân? Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ gồm những gì?
Có bao nhiêu nội dung trong kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân? Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ gồm những gì?
Có bao nhiêu nội dung trong kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân? Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 35 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định về có 10 nội dung kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân bao gồm:
Kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân
Kế hoạch tháo dỡ có mức độ chi tiết phù hợp cho từng giai đoạn và gồm các nội dung sau đây:
1. Tổng thể việc tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
2. Nguyên tắc cơ bản về tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
3. Các yêu cầu an toàn trong quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
4. Phương pháp tháo dỡ và tiến độ tháo dỡ.
5. Phương pháp loại bỏ các vật liệu phóng xạ và tẩy xạ.
6. Phương pháp xử lý và chôn cất chất thải phóng xạ.
7. Các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự cố bức xạ.
8. Đánh giá tác động tới môi trường và các biện pháp giảm thiểu.
9. Chương trình đảm bảo chất lượng.
10. Chi phí tháo dỡ và phương án đảm bảo tài chính cho kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, về việc báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 70/2010/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân
...
2. Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân bao gồm:
a) Lý do chấm dứt hoạt động;
b) Kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ;
c) Kế hoạch xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt hồ sơ chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
Theo đó, báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân bao gồm:
- Lý do chấm dứt hoạt động;
- Kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ;
- Kế hoạch xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ.
Quy định về việc kiểm tra quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân như thế nào?
Tại Điều 37 Nghị định 70/2010/NĐ-CP có quy định như sau:
Kiểm tra, thanh tra quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ và có quyền yêu cầu tổ chức có nhà máy tạm dừng, tạm đình chỉ việc tháo dỡ khi phát hiện các yếu tố gây mất an toàn bức xạ, hạt nhân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân cho phép tiếp tục tháo dỡ sau khi tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có báo cáo giải trình và đề ra các biện pháp đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn bức xạ, hạt nhân hoặc bảo vệ môi trường.
3. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định, trả lời tổ chức có nhà máy trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ báo cáo giải trình. Việc tạm dừng và cho phép tiếp tục tháo dỡ phải được báo cáo ngay lên Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
Tổ chức có nhà máy trong việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm gì?
Theo Điều 36 Nghị định 70/2010/NĐ-CP, về trách nhiệm của tổ chức có nhà máy trong việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân như sau:
- Cập nhật, bổ sung kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân đã lập trong các giai đoạn trước đây.
- Thiết lập chương trình đảm bảo chất lượng trong quá trình tháo dỡ.
- Chuẩn bị báo cáo đánh giá an toàn và báo cáo đánh giá tác động môi trường cần thiết cho kế hoạch tháo dỡ.
- Thông báo với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân trước khi dừng hoạt động nhà máy vĩnh viễn.
- Quản lý tháo dỡ và tiến hành các hoạt động tháo dỡ.
- Thiết lập và tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường trong khi tháo dỡ.
- Đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình tháo dỡ.
- Xây dựng kế hoạch và sẵn sàng ứng phó sự cố trong quá trình tháo dỡ.
- Tiến hành khảo sát cuối cùng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về trạng thái cuối quy định trong kế hoạch tháo dỡ.
- Đảm bảo thu xếp tài chính đầy đủ cho tất cả các giai đoạn của quá trình tháo dỡ
- Lưu giữ và giao nộp hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?