Có bao nhiêu loại nguồn nước mặt? Doanh nghiệp có được xả nước thải vào nguồn nước mặt không?

Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền, hải đảo. Có bao nhiêu loại nguồn nước mặt theo quy định? Doanh nghiệp có được xả nước thải vào nguồn nước mặt không? Có những hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt nào?

Có bao nhiêu loại nguồn nước mặt?

Theo Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về giải thích thuật ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.
2. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra.
3. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền, hải đảo.
4. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển.
5. Nguồn nước mặt liên quốc gia là nguồn nước mặt phân bố trên lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ quốc gia khác.
6. Nguồn nước mặt liên tỉnh là nguồn nước mặt phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
7. Nguồn nước mặt nội tỉnh là nguồn nước mặt phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, có 3 loại nguồn nước mặt là nguồn nước mặt liên quốc, Nguồn nước mặt liên tỉnh, Nguồn nước mặt nội tỉnh.

Có bao nhiêu loại nguồn nước mặt? Doanh nghiệp có được xả nước thải vào nguồn nước mặt không?

Có bao nhiêu loại nguồn nước mặt? Doanh nghiệp có được xả nước thải vào nguồn nước mặt không? (hình từ internet)

Có những hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt nào?

Theo Điều 21 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về bảo vệ nguồn nước mặt như sau:

Bảo vệ nguồn nước mặt
Bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
1. Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
2. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;
3. Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
4. Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;
5. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
6. Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Như vậy, có 6 hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt như sau:

- Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;

- Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;

- Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;

- Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;

- Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp có được xả nước thải vào nguồn nước mặt không?

Theo Điều 8 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại, xả khí thải độc hại vào nguồn nước.
2. Xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải vào nguồn nước mặt, nước biển.
3. Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
4. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.
5. Lấn, lấp sông, suối, kênh, mương, rạch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ chứa, kênh, mương, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục.
6. Khai thác trái phép cát, sỏi, bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, trong hành lang bảo vệ nguồn nước; khoan, đào, xây dựng nhà cửa, công trình, vật kiến trúc và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ.

Theo Điều 22 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về chức năng nguồn nước như sau:

Chức năng nguồn nước
7. Nước thải xả vào nguồn nước mặt phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải phù hợp với chức năng nguồn nước và việc xả nước thải phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Như vậy, được xả nước thải vào nguồn nước mặt, tuy nhiên nước thải xả vào nguồn nước mặt phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải phù hợp với chức năng nguồn nước và việc xả nước thải phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nếu xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải vào nguồn nước mặt, xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là hành vi bị nghiêm cấm.

Tài nguyên nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu loại nguồn nước mặt? Doanh nghiệp có được xả nước thải vào nguồn nước mặt không?
Pháp luật
Đối tượng của quy hoạch về tài nguyên nước là gì? Quy hoạch về tài nguyên nước bao gồm những quy hoạch nào?
Pháp luật
Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được tiến hành khi nào? Kế hoạch tiến hành kiểm tả được lập trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không?
Pháp luật
Hoạt động đánh giá tài nguyên nước có bao gồm việc đánh giá phục vụ lập bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán không?
Pháp luật
Tổ chức có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại không?
Pháp luật
Cơ quan chủ trì thực hiện hạch toán tài nguyên nước có phải công bố kết quả hạch toán định kỳ hằng năm không?
Pháp luật
Mục đích của kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra?
Pháp luật
Công tác thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện ở nội nghiệp hay ngoại nghiệp?
Pháp luật
Tải về mẫu biên bản công bố quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước theo quy định mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên nước
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
18 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào