Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành liên đoàn lao động cấp huyện? Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật?
Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành liên đoàn lao động cấp huyện?
Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành liên đoàn lao động cấp huyện? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật
1. Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn), khai trừ.
Căn cứ trên quy định có 03 hình thức kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành liên đoàn lao động cấp huyện bao gồm:
- Khiển trách,
- Cảnh cáo,
- Giải tán.
Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành liên đoàn lao động cấp huyện?
Theo điểm b khoản 2 Điều 10 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 (được đính chính bởi khoản 1 Công văn 105/UBKT năm 2022) quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
1. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
a) Tập thể ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
b) Tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở trực thuộc.
2. Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
a) Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc không phải là ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
b) Tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc;
c) Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc.
d) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn; nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không phải là ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp mình đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Theo đó, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành liên đoàn lao động cấp huyện.
Thực hiện xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành liên đoàn lao động cấp huyện theo thủ tục như thế nào?
Theo Điều 14 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 (một đoạn được đính chính bởi khoản 2 Công văn 105/UBKT năm 2022) quy định như sau về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối tập thể ban chấp hành liên đoàn lao động cấp huyện:
Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm
- Ban thường vụ hoặc ủy ban kiểm tra công đoàn nơi có đối tượng vi phạm hướng dẫn viết kiểm điểm.
- Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật
- Tập thể ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn nơi đối tượng vi phạm họp kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét.
- Ủy ban kiểm tra giúp Ban thường vụ công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).
- Ban thường vụ công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
Hồ sơ xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 15 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 bao gồm những nội dung sau đây:
+ Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của cán bộ công đoàn cơ sở thành viên vi phạm,
+ Biên bản cuộc họp kiểm điểm,
+ Biên bản kiểm phiếu kỷ luật,
+ Báo cáo, tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật và các tài liệu khác có liên quan.
Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ
- Ủy ban kiểm tra giúp Ban thường vụ công đoàn cấp có thẩm quyền nghiên cứu, tham mưu, đề xuất.
- Công đoàn cấp có thẩm quyền họp thảo luận, xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật.
- Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn ký ban hành quyết định kỷ luật.
- Lưu hồ sơ kỷ luật tại Ủy ban kiểm tra công đoàn nơi xử lý kỷ luật
Bước 4: Thi hành kỷ luật
- Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đối tượng vi phạm.
- Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.
- Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?