Có bao nhiêu hình thức bầu cử trong Đảng? Biên bản bầu cử trong Đảng phải có chữ ký của những ai?
Có bao nhiêu hình thức bầu cử trong Đảng?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định về hình thức bầu cử trong Đảng như sau:
Hình thức bầu cử
1. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
2. Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Như vậy, có 02 hình thức bầu cử trong Đảng là bầu cử theo hình thức bỏ phiếu kín và bầu cử theo hình thức biểu quyết giơ tay. Cụ thể như sau:
(1) Bầu cử trong Đảng theo hình thức bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
(2) Bầu cử trong Đảng theo hình thức biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Có bao nhiêu hình thức bầu cử trong Đảng? Biên bản bầu cử trong Đảng phải có chữ ký của những ai? (hình từ internet)
Biên bản bầu cử trong Đảng phải có chữ ký của ai?
Căn cứ theo Điều 31 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:
Biên bản bầu cử
1. Biên bản bầu cử lập thành 3 bản có chữ ký của đồng chí thay mặt đoàn chủ tịch và trưởng ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu niêm phong phiếu bầu để đoàn chủ tịch giao cho cấp ủy khóa mới lưu trữ.
Đoàn chủ tịch giao lại biên bản bầu cử và phiếu bầu cho cấp ủy khoá mới để báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, chuẩn y.
...
Như vậy, biên bản bầu cử trong đảng có chữ ký của đồng chí thay mặt đoàn chủ tịch và trưởng ban kiểm phiếu.
Cũng theo khoản 2 Điều 31 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì nội dung biên bản bầu cử trong đảng gồm:
- Tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập.
- Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên.
- Số đại biểu hoặc số đảng viên bị bác tư cách dự đại hội.
- Số cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội.
- Số đại biểu chính thức vắng mặt không có đại biểu dự khuyết thay thế.
- Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên có mặt khi bầu.
- Số phiếu phát ra.
- Số phiếu thu về.
- Số phiếu hợp lệ.
- Số phiếu không hợp lệ.
- Số phiếu bầu đủ số lượng.
- Số phiếu bầu thiểu so với số lượng cần bầu (trong đó thiếu 1, thiếu 2…).
- Số phiếu được bầu từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách bầu cử (tính theo tỉ lệ số đại biểu trong đại hội đại biểu hoặc đảng viên trong đại hội đảng viên được triệu tập).
- Danh sách những người trúng cử.
Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử trong Đảng là bao lâu?
Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử được quy định tại Điều 35 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như sau:
Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử
Phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp ủy lưu trữ trong thời hạn 6 tháng. Trong thời, gian này, nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, không ai được tự ý mở niêm phong.
Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cùng cấp quyết định cho hủy số phiếu đó.
Như vậy, phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp ủy lưu trữ trong thời hạn 6 tháng.
Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cùng cấp quyết định cho hủy số phiếu đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?