Có bãi bỏ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương 2024 không?
- Có bãi bỏ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 không?
- 03 điểm nổi bật trong cải cách tiền lương 2024 có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW?
- Khi nào thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Có bãi bỏ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 không?
Căn cứ tại điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 nêu ra việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương được thực hiện như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
...
Như vậy, theo tinh thần Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 thì sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến vào 01/7/2024.
Có bãi bỏ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương 2024 không? (Hình từ internet)
03 điểm nổi bật trong cải cách tiền lương 2024 có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW?
Tại khoản a tiểu mục 15 Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 có đề cập đến trách nhiệm của Bộ Nội vụ đối với việc cải cách tiền lương như sau:
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
15. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị để hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 9 năm 2023.
Theo đó, ngày 16/9 vừa qua là hạn chót để Bộ Nội vụ hoàn thành phương án cải cách tiền lương, báo cáo Chính phủ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Nội vụ gấp rút hoàn thiện Đề án cải cách tiền lương.
Trước đó, năm 2018, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Việc cải cách được thực hiện đồng bộ từ tiền lương khu vực cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tới tiền lương của khu vực doanh nghiệp, người lao động. Mục tiêu là xây dựng một chính sách tiền lương có sự đồng bộ, hài hòa giữa khu vực công và khu vực tư.
Cải cách tiền lương cũng đặt mục tiêu sắp xếp lại cơ cấu tiền lương cùng với các chế độ phụ cấp.
Theo đó, 03 điểm nổi bật trong cải cách tiền lương có lợi cho công chức, viên chức theo Nghị quyết 27-NQ-TW 2018 gồm có như sau:
Thứ nhất là lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ được thiết kế gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Điểm nổi bật thứ 2 phải kể đến là xây dựng ban hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Điêm nổi bật thứ 3 là xác định vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương. Theo đó, người đứng đầu được sử dụng kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Về tiền lương khu vực tư, tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo tiền lương đáp ứng được mức sống tối thiểu. Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, và tính tương quan với tiền lương khu vực công.
Khi nào thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Chiều ngày 19/9/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, trong đó nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024. Đây cũng là một cú hích cho thị trường lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Như vậy, việc cải cách chính sách tiền lương dự kiến có thể sẽ áp dụng từ 1/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?