Có áp dụng phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh không?
- Có áp dụng phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh không?
- Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh là bao nhiêu?
- Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh có dùng để hưởng bảo hiểm y tế?
Có áp dụng phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh không?
Theo tiểu mục 1 mục I Thông tư 137/2008/TT-BQP quy định về đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
a) Chủ nhiệm chuyên trách, Phó chủ nhiệm chuyên trách, uỷ viên chuyên trách trong Ủy ban kiểm giữa các cấp thuộc Đảng bộ Quân đội và đảng bộ quân sự, biên phòng địa phương;
b) Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra đảng trong Đảng bộ Quân đội và đảng bộ quân sự, biên phòng địa phương;
...
Như vậy, cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh thuộc một trong các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 1 mục II Thông tư 137/2008/TT-BQP quy định về mức phụ cấp trách nhiệm như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP, NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH TÍNH TRẢ
1. Mức phụ cấp
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp trách nhiệm kiểm tra bằng 15% tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
...
Như vậy, cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm kiểm tra bằng 15% tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp trách nhiệm được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định theo công thức sau:
Phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số lương theo cấp hàm, ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % (quy ra hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x Mức phụ cấp trách nhiệm
Hiện nay, mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Ví dụ: Tháng 10 năm 2008, đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn A, được Đảng uỷ QSTW chuẩn y kết quả bầu cử làm Uỷ viên thường trực Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ Quân đoàn (hệ số phụ cấp chức vụ = 0,80). Đồng chí A được hưởng phụ cấp trách nhiệm như sau:
Phụ cấp trách nhiệm tháng 10/2008 của đồng chí A là: 591.000 đ/tháng { = 540.000 x (7,30 + 0,80) x 15%};
Có áp dụng phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh không? (Hình từ Internet)
Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh có dùng để hưởng bảo hiểm y tế?
Theo tiểu mục 3 mục II Thông tư 137/2008/TT-BQP quy định như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP, NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH TÍNH TRẢ
1. Mức phụ cấp
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp trách nhiệm kiểm tra bằng 15% tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm được tính trong dự toán ngân sách thường xuyên hàng năm của đơn vị.
3. Cách tính trả
a) Phụ cấp trách nhiệm được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định theo công thức sau:
Phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số lương theo cấp hàm, ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % (quy ra hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x Mức phụ cấp trách nhiệm
Ví dụ: Tháng 10 năm 2008, đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn A, được Đảng uỷ QSTW chuẩn y kết quả bầu cử làm Uỷ viên thường trực Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ Quân đoàn (hệ số phụ cấp chức vụ = 0,80). Đồng chí A được hưởng phụ cấp trách nhiệm như sau:
Phụ cấp trách nhiệm tháng 10/2008 của đồng chí A là: 591.000 đ/tháng { = 540.000 x (7,30 + 0,80) x 15%};
b) Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi thôi đảm nhiệm chuyên trách công tác kiểm tra đảng từ tháng nào thì thôi hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm từ tháng tiếp theo.
Trường hợp vừa thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm vừa thuộc đối tượng hưởng chế độ phụ cấp đặc thù hoặc phụ cấp ưu đãi ngành thì chi được hưởng một loại phụ cấp mức cao nhất.
Như vậy, theo quy định phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh không dùng để hưởng bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể dùng phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh tăng lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?