Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
- Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc chuyên môn của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
- Quyền hạn cụ thể của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này có các công việc chuyên môn sau:
- Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
- Tham gia xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; xây dựng và duy trì hoạt động của Trang thông tin về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật theo quy định.
- Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Tham gia xây dựng Báo cáo chung về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi toàn quốc; tham gia xây dựng Báo cáo tình hình xử lý các kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật.
- Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp hàng năm.
- Tham gia thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng văn bản và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác.
- Tham gia việc đề xuất kiến nghị thanh tra việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tham gia việc thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Tham gia việc thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền.
- Tham gia huy động cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.
Hoặc (cấp tỉnh):
- Thực hiện nhiệm vụ thống kê về xử lý vi phạm hành chính của địa phương.
- Tham gia quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp; khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật tại địa phương và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tham gia điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
- Tham gia xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
- Tham gia huy động cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.
Hoặc đối với cấp huyện:
- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn.
- Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương.
- Huy động cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào? (hình từ internet)
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc chuyên môn của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc chuyên môn của vị trí này, cụ thể sau:
- Số liệu thống kê được phê duyệt.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính và Trang thông tin về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật được vận hành đúng quy định.
- Văn bản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Báo cáo được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
- Kế hoạch được cấp có thẩm quyền ban hành và được triển khai đúng quy định.
- Báo cáo thẩm định, văn bản góp ý được ban hành.
- Có đề xuất kịp thời, đúng quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Văn bản xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt/ban hành.
- Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động theo quy định.
Hoặc (cấp tỉnh):
- Số liệu thống kê chính xác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cơ sở dữ liệu được vận hành đúng quy định.
- Kế hoạch được cấp có thẩm quyền ban hành và được triển khai đúng quy định.
- Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện.
- Kết quả điều tra, khảo sát chính xác, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Báo cáo đảm bảo chất lượng, tiến độ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động theo quy định.
Hoặc đối với cấp huyện:
- Nội dung tham gia được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng và theo yêu cầu của người chủ trì.
- Việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ kịp thời, chất lượng, đúng quy định pháp luật và được phê duyệt.
Quyền hạn cụ thể của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này có các quyền hạn cụ thể sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. |
4.3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao. |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?