Chuyên viên về quản lý thương mại trong nước phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ như thế nào?
Chuyên viên về quản lý thương mại trong nước phải có yêu cầu trình độ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên về quản lý thương mại trong nước tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT chuyên viên về quản lý thương mại trong nước phải có yêu cầu trình độ, năng lực như sau:
Yêu cầu về trình độ
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, luật, tài chính, ngoại ngữ, ngoại giao hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực công thương. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên. - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. - Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng đoàn kết nội bộ. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức. - Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại. - Có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu. - Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý thương mại trong nước. - Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả. - Am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội về công tác quản lý thương mại trong nước. - Nắm được xu hướng phát triển của lĩnh vực xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại. |
Chuyên viên về quản lý thương mại trong nước phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ như thế nào?
Chuyên viên về quản lý thương mại trong nước có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên về quản lý thương mại trong nước tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định phạm vi quyền hạn của chuyên viên về quản lý thương mại trong nước như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong công tác quản lý thương mại trong nước.
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp liên quan.
Chuyên viên về quản lý thương mại trong nước phải thực hiện các công việc nào? Tiêu chí đánh giá các công việc đó ra sao?
Căn cứ theo quy định tại bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên về quản lý thương mại trong nước tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định về công việc và tiêu chí đánh giá công việc như sau:
Thứ tự | Công việc | Tiêu chí đánh giá |
1 | Xây dựng văn bản - Tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương, (hoặc HĐND, UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện) về quản lý thương mại trong nước - Soạn thảo quy định cụ thể, văn bản triển khai thực hiện chỉ thị, quyết định, kế hoạch của Bộ Công Thương, (hoặc HĐND, UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện) về quản lý thương mại trong nước theo nhiệm vụ được phân công. | Các quy định, văn bản thuộc lĩnh vực quản lý thương mại trong nước được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì. |
2 | Hướng dẫn - Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị liên quan được phân công theo dõi. - Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức và người dân có liên quan. | Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ để các đơn vị, công chức và người dân liên quan thực hiện công việc chính xác, kịp thời. |
3 | Kiểm tra Tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình về kết quả thực hiện chỉ thị, quyết định, kế hoạch của Bộ Công Thương, (hoặc HĐND, UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện) về quản lý thương mại trong nước trong lĩnh vực được phân công, đề xuất chủ trương và biện pháp chấn chỉnh. | Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý. |
4 | Thực hiện nhiệm vụ cụ thể - Phối hợp các đơn vị liên quan và công chức khác triển khai hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về quản lý thương mại trong nước trên phạm vi cả nước theo phân công, bao gồm các lĩnh vực: thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử và kinh tế số. Hoặc: (cấp tỉnh) - Phối hợp các đơn vị liên quan và công chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực quản lý thương mại trong nước trên phạm vi tỉnh, bao gồm các lĩnh vực: thị trường trong nước; xuất khẩu, nhập khẩu; thương mại biên giới (đối với các tỉnh có biên giới); thương mại điện tử và kinh tế số; xúc tiến thương mại; phòng vệ thương mại. Hoặc: (cấp huyện) - Thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc lĩnh vực quản lý thương mại trong nước (xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) trên địa bàn quận/ huyện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp. - Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên. - Tham gia phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác của công tác quản lý thương mại trong nước theo phân công | - Đảm bảo theo đúng quy định đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. - Thực hiện theo yêu cầu kế hoạch công tác. |
5 | Phối hợp công tác Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao. | Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác. |
6 | Thực hiện chế độ hội họp Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công. | Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp. |
7 | Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ. |
8 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Thông tư 06/2023/TT-BCT sẽ có hiệu lực từ ngày 10/5/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?