Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc những chuyên ngành nào?
- Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế được xếp vào ngạch công chức nào?
- Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc những chuyên ngành nào?
- Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế có những quyền hạn nào?
- Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ như thế nào trong công việc?
Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế được xếp vào ngạch công chức nào?
Căn cứ Phụ lục IA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT và Phụ lục IB ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định thì có 2 vị trí việc làm đối với Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể:
(1) Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế trong các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về công thương.
(2) Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế trong các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công thương.
Mặc dù có 2 vị trí việc làm khác nhau nhưng ở cả 2 vị trí việc làm này thì Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế đều được xếp là vào ngạch công chức tương ứng là chuyên viên chính.
Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế được xếp vào ngạch công chức nào? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc những chuyên ngành nào?
Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định thì Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kinh tế, luật, tài chính, ngoại giao hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực công thương.
Bên cạnh đó, Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế cần đáp ứng thêm các yêu cầu về trình độ, cụ thể:
(1) Yêu cầu về bồi dưỡng, chứng chỉ:
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
(2) Yêu cầu về kinh nghiệm (thành tích công tác):
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về hội nhập kinh tế quốc tế mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
(3) Yêu cầu về phẩm chất cá nhân:
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định và quy chế làm việc của cơ quan.
- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể.
- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, cẩn thận.
- Khả năng đoàn kết nội bộ.
(5) Các yêu cầu khác:
- Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý.
Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế có những quyền hạn nào?
Theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT thì Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế có các quyền hạn cụ thể sau đây:
(1) Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
(2) Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
(3) Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
(4) Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
(5) Được tham gia các cuộc họp liên quan.
Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ như thế nào trong công việc?
Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định thì Chuyên viên chính về hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ trong công việc cụ thể như sau:
(1) Mối quan hệ bên trong:
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp | Các đơn vị phối hợp chính |
Thủ trưởng đơn vị. | Công chức được phân công cùng mảng công tác. | Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ, tỉnh/thành phố, quận/huyện. |
(2) Mối quan hệ bên ngoài:
Ban, bộ, ngành, địa phương có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Các Ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan. | ● Tham gia các cuộc họp có liên quan. ● Cung cấp các thông tin theo yêu cầu. ● Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. ● Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu. ● Phối hợp triển khai các nhiệm vụ về công tác hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác quốc tế. |
UBND và Sở Công Thương các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Các Hiệp hội, Hội, doanh nghiệp, tổ chức có liên quan. | ● Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc. ● Phối hợp xây dựng các văn bản quản lý của cơ quan và hướng dẫn việc thực hiện. ● Phối hợp triển khai các nhiệm vụ về công tác hội nhập kinh tế quốc tế. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?