Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần có trình độ đào tạo như thế nào? Công việc cụ thể của vị trí này?

Mục tiêu vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật được quy định thế nào? Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần có trình độ đào tạo như thế nào? Công việc cụ thể là gì? câu hỏi của anh N (Huế).

Mục tiêu vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật được quy định thế nào?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định mục tiêu vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật như sau:

Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật có nhiệm vụ chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng pháp luật; chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn công tác xây dựng pháp luật bao gồm chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các lĩnh vực pháp luật: hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.

Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần có trình độ đào tạo như thế nào? Công việc cụ thể của vị trí này?

Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần có trình độ đào tạo như thế nào? Công việc cụ thể của vị trí này? (hình từ internet)

Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần có trình độ đào tạo như thế nào?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật.

Đồng thời phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

Công việc cụ thể của Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật là gì?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật có các công việc cụ thể như sau:

Chủ trì tham mưu xây dựng Chiến lược xây dựng pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Chủ trì xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các đề án trong lĩnh vực pháp luật: hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật và các văn bản khác khi được phân công.

Hướng dẫn

- Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án về công tác xây dựng pháp luật.

- Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực về công tác xây dựng pháp luật.

- Chủ trì tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác xây dựng pháp luật.

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết

Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực về công tác xây dựng pháp luật; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý.

Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ

- Chủ trì góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực pháp luật: hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo phân công.

- Chủ trì theo dõi thi hành pháp luật, cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật: hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật.

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc lĩnh vực pháp luật: hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật.

Thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác xây dựng pháp luật:

- Quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật: nghiên cứu, đề xuất, giải pháp việc hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương theo quy định và các vấn đề có liên quan khác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành Tư pháp.

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương về hoạt động đánh giá tác động về thủ tục hành chính trong quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản và soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương về hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Chủ trì việc lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, Lập danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; đôn đốc việc thực hiện Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Định kỳ hằng quý báo cáo Chính phủ, UBTVQH về tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành pháp luật, pháp lệnh.

- Chủ trì chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu quốc hội theo quy định của Pháp luật; chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án Luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực pháp chế:

- Chủ trì hoặc phối hợp các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra về công tác pháp chế theo phân công.

- Phối hợp thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Quản lý nhà nước đối với Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ.

Thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực pháp luật quốc tế:

- Chủ trì cấp ý kiến pháp lý đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, bảo lãnh Chính phủ, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc các trường hợp khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Tham gia việc tham mưu giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

- Chủ trì tham mưu thực hiện nhiệm vụ là Cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và Cơ quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.

- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Công ước Chống tham nhũng.

- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối của Bộ Tư pháp về công tác quyền con người.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp:

- Chủ trì xây dựng các dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác với nước ngoài về pháp luật của Bộ (bao gồm cả điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi) để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết hoặc quyết định đàm phán, ký kết theo thẩm quyền.

- Chủ trì thẩm định, góp ý xây dựng dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

- Chủ trì thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tham gia ý kiến đối với báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các chương trình, dự án, phi dự án, văn kiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định.

- Chủ trì xây dựng chương trình, dự án, phi dự án của Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản và tham gia quản lý thực hiện các chương trình dự án, phi dự án theo phân công.

- Tham gia hoặc chủ trì tiếp xúc, đàm phán về các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp với đại diện các nước và tổ chức quốc tế.

- Chủ trì đề xuất gia nhập các tổ chức quốc tế, diễn đàn, cơ chế quốc tế trong lĩnh vực pháp luật.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Chủ trì tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật; tham gia quản lý, triển khai các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

- Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.

- Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo đơn vị giao.

Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về công tác xây dựng pháp luật theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội thế nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
Pháp luật
Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật đúng hay không?
Pháp luật
Chuyên viên về xây dựng pháp luật tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc các lĩnh vực nào?
Pháp luật
Chuyên viên về xây dựng pháp luật cần có trình độ như thế nào? Công việc cụ thể trong việc xây dựng văn bản?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần có trình độ đào tạo như thế nào? Công việc cụ thể của vị trí này?
Pháp luật
Công việc cụ thể của Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật trong việc xây dựng văn bản được quy định ra sao?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật có những quyền hạn cụ thể nào? Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc?
Pháp luật
Hồ sơ trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc cần những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
846 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật Xây dựng pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật Xem toàn bộ văn bản về Xây dựng pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào