Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục là chức danh gì? Cần có kinh nghiệm làm việc ra sao?
Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục là chức danh gì?
Căn cứ theo Mục 5 Bản mô tả vị trí công việc của Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT quy định về chức danh nghề nghiệp này như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm
Chủ trì nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chính sách, chiến lược vĩ mô, quy hoạch, kế hoạch và chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục; hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục; chủ trì, tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.
Như vậy, Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục là vị trí có nhiệm vụ:
- Chủ trì nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chính sách, chiến lược vĩ mô, quy hoạch, kế hoạch và chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục; chủ trì, tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.
Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục là chức danh gì? Cần có kinh nghiệm làm việc ra sao? (hình từ internet)
Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục phải có kinh nghiệm làm việc như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 Bản mô tả vị trí công việc của Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT thì yêu cầu về kinh nghiệm làm việc của Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục được quy định như sau:
- Có kinh nghiệm công tác liên quan quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục;
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
+ Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương, đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng, đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Công việc của chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục gồm những công việc nào?
Căn cứ theo Mục 2 Bản mô tả vị trí công việc của Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT quy định công việc của chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục gồm:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án.
+ Chủ trì nghiên cứu, tham mưu xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ; trách nhiệm soạn thảo của Bộ trình cấp trên ban hành về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục.
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị... của Đảng, Chính phủ và của Bộ về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục.
+ Chủ trì tham mưu, nghiên cứu, đề xuất triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch... của đơn vị về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục
- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản:
+ Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục.
+ Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục.
+ Chủ trì tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục.
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản.
+ Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục.
- Tham gia thẩm định các văn bản:
Tham gia thẩm định, góp ý các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng liên quan đến ngành, lĩnh vực về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục.
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được phân công.
- Phối hợp thực hiện.
Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp:
+ Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.
+ Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.
- Kế hoạch, báo cáo công việc.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
+ Báo cáo tình hình, kết quả công việc theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?