Chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh có được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao không?
- Chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh có được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao không?
- Các công việc và tiêu chí đánh giá công việc của chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh như thế nào?
- Chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh phải có yêu cầu về trình độ, năng lực như thế nào?
Chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh có được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao không?
Căn cứ theo Bảng mô tả vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh tại Mục 4 Phụ lục 3 Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định phạm vi quyền hạn của chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.
Chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh có được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao không? (Hình từ Internet)
Các công việc và tiêu chí đánh giá công việc của chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Bảng mô tả vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh tại Mục 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định các công việc và tiêu chí đánh giá công việc của chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh như sau:
STT | Các công việc | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
1 | Tham mưu xây dựng văn bản Chủ trì xây dựng các chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật1 của Quốc hội, Chính phủ và của Bộ Công Thương về quản lý cạnh tranh | Các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược, chương trình, dự án, quyết định, chỉ thị, kế hoạch về Quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. |
2 | Hướng dẫn - Chủ trì xây dựng hướng dẫn triển khai các chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công Thương về quản lý cạnh tranh. - Tham gia hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân về quản lý cạnh tranh. | - Văn bản, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ được xây dựng theo đúng nội dung quy định. - Được cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy. |
3 | Kiểm tra: Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công Thương về quản lý cạnh tranh, đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh. | Có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý. |
4 | Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan Tổ chức thẩm định các đề án, dự án, chương trình mục tiêu, công trình cấp bộ, cấp nhà nước về lĩnh vực quản lý cạnh tranh theo phân công. | Có báo cáo thẩm định kết quả đề án chính xác kịp thời, đánh giá tính khả thi và hiệu quả đề án. |
5 | Nghiên cứu xây dựng các đề án cấp nhà nước, Bộ, ngành, tỉnh Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các công trình, xây dựng các đề án cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ (ban, ngành), cấp nhà nước về cạnh tranh. | Đề án đã xây dựng được thông qua, nghiệm thu và áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả. |
6 | Phối hợp thực hiện Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh. | Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác được phát huy hiệu quả cao. |
7 | Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định - Phối hợp thực hiện công việc với các thành viên trong đơn vị. | Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. Hoạt động của đơn vị (liên quan đến lĩnh vực công tác được giao) nhịp nhàng, đúng tiến độ. |
8 | Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao. |
9 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh phải có yêu cầu về trình độ, năng lực như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Bảng mô tả vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh tại Mục 5 Phụ lục 3 Thông tư 06/2023/TT-BCT quy định trình độ, năng lực chuyên viên cao cấp về quản lý cạnh tranh như sau:
Yêu cầu về trình độ
- Về trình độ đào tạo:
+ Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính, ngoại giao, tin học hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực công thương.
+ Cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Bồi dưỡng, chứng chỉ
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
- Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Kinh nghiệm (thành tích công tác):
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh về quản lý cạnh tranh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Phẩm chất cá nhân:
Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế làm việc của cơ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?