Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có lý do chính đáng thì có bị xử phạt hay không?
- Được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?
- Người lao động bị chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì sẽ được trả lương như thế nào?
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có lý do chính đáng thì có bị xử phạt hay không?
Được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
"1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động."
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động 2019, nếu người sử dụng lao động một trong các trường hợp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh (công ty phải quy định cụ thể những trường hợp nào được chuyển người lao động do nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động) thì người sử dụng lao động sẽ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Người lao động bị chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì sẽ được trả lương như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
"3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu."
Như vậy, việc trả lương cho người lao động khi bị chuyển sang làm công việc khác sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có lý do chính đáng thì có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
"2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không đúng lý do (không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019) thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6 - 14 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức), đối với cá nhân mức phạt tiền sẽ từ 3 - 7 triệu đồng. Ngoài ra, theo điểm c khoản 5 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP công ty còn phải áp dụng biện pháp để khắc phục hậu quả là buộc phải bố trí cho bạn làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?