Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ bị xử phạt như thế nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ được cấp trong bao lâu sau khi đã đăng kí chuyển giao công công nghệ?
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ bị xử phạt như thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt hành chính đối với tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ hay không?
Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ được cấp trong bao lâu sau khi đã đăng kí chuyển giao công công nghệ?
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:
Đăng ký chuyển giao công nghệ
...
3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ bổ sung;
c) Trường hợp hồ sơ có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung;
d) Trường hợp từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2018/NĐ-CP cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ cho cá nhân, tổ chức đăng ký chuyển giao công nghệ.
Tải về mẫu Đơn đăng ký chuyển giao công nghệ mới nhất 2023: Tại Đây
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam (Hình từ Internet)
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 25 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:
Vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, hành vi chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt gấp 02 lần cá nhân tức là phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, cá nhân tổ chức còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt hành chính đối với tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ hay không?
Theo Điều 27 Nghị định 51/2019/NĐ-CP, Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 28 Nghị định 51/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 7 Điều 3 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ
...
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000 000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt hành chính đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ.
Đây là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp phạt tiền đối với tổ chức thì thẩm quyền xử phạt gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).
Tuy nhiên mức phạt tiền cao nhất đối với tổ thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là 80.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ không có quyền phạt hành chính đối với tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?
- Tổ chức đại hội dưới hình thức nào? Tổ chức đại hội cần đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội thành lập?
- Hạn cuối chi thưởng theo Nghị định 73 đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT là khi nào?
- Khi thay đổi quy hoạch thì dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư có được phép điều chỉnh tiến độ thực hiện quá 24 tháng so với tiến độ đã được chấp thuận lần đầu?