Chuyển đổi doanh nghiệp thông thường thành doanh nghiệp chế xuất có được hoàn thuế GTGT hay không?
Chuyển đổi doanh nghiệp thông thường thành doanh nghiệp chế xuất có được hoàn thuế GTGT hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC):
Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT
...
5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
...
Theo hướng dẫn tại Công văn 3393/TCT-CS 2021 có đề cập như sau:
Về nguyên tắc, doanh nghiệp chế xuất không phải người nộp thuế GTGT. Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp đã chuyển thành doanh nghiệp chế xuất thì dự án đầu tư của doanh nghiệp không thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT.
Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp (chuyển đổi theo quy định của Luật Doanh nghiệp), được hoàn thuế GTGT theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc chuyển từ doanh nghiệp thông thường sang doanh nghiệp chế xuất không thuộc các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Theo quy định và hướng dẫn trên đang đề cập đến nội dung "chuyển đổi doanh nghiệp" là việc tổ chức lại doanh nghiệp "chuyển đổi loại hình doanh nghiệp" theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 chứ không phải trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp không là doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp chế xuất nên sẽ không thuộc trường hợp, đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Chuyển đổi doanh nghiệp thông thường thành doanh nghiệp chế xuất có được hoàn thuế GTGT hay không? (hình từ internet)
Có thể thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất:
a) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt doanh nghiệp chế xuất, hồ sơ gồm: các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm này đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
...
Như vậy, có thể thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Sau đó, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghệ cao được hưởng những chính sách nào?
Doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghệ cao được hưởng những chính sách được quy định tại Điều 16 Nghị định 10/2024/NĐ-CP, cụ thể:
- Ngoài các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Nghị định 10/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 10/2024/NĐ-CP khi đáp ứng điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan, quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu thì được áp dụng các quy định riêng đối với doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế.
Trường hợp doanh nghiệp trong khu công nghệ cao đáp ứng điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan, quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được áp dụng quy định như đối với doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế kể từ ngày doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?