Chuyến bay nội địa là gì? Báo cáo nhiên liệu tiêu thụ đối với các chuyến bay nội địa được quy định như thế nào?
- Chuyến bay nội địa là gì?
- Người khai thác tàu bay có thể lựa chọn phương pháp nào để giám sát nhiên liệu tiêu thụ đối với các chuyến bay nội địa?
- Báo cáo nhiên liệu tiêu thụ đối với các chuyến bay nội địa được quy định như thế nào?
- Ai có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu, phát thải khí CO2 của chuyến bay nội địa?
Chuyến bay nội địa là gì?
Chuyến bay nội địa được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 22/2020/TT-BGTVT thì chuyến bay nội địa là chuyến bay có sân bay cất cánh và sân bay hạ cánh cùng nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
Chuyến bay nội địa là gì? (Hình từ Internet)
Người khai thác tàu bay có thể lựa chọn phương pháp nào để giám sát nhiên liệu tiêu thụ đối với các chuyến bay nội địa?
- Người khai thác tàu bay có thể lựa chọn phương pháp để giám sát nhiên liệu tiêu thụ đối với các chuyến bay nội địa theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2020/TT-BGTVT thì người khai thác tàu bay lựa chọn một trong năm phương pháp giám sát nhiên liệu tiêu thụ nêu tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2020/TT-BGTVT như sau:
+ Người khai thác tàu bay có lượng phát thải khí CO2 hàng năm lớn hơn 50.000 tấn lựa chọn 01 trong 05 phưong pháp giám sát nhiên liệu tiêu thụ và theo dõi, ghi lại lượng nhiên liệu tiêu thụ hàng năm của các chuyến bay quốc tế theo phương pháp đã lựa chọn.
+ Người khai thác tàu bay có lượng phát thải khí CO2 hàng năm nhỏ hơn 50.000 tấn hoặc tàu bay có tải trọng cất cánh tối đa đến 5.700 kg có thể sử dụng phương pháp giám sát nhiên liệu tiêu thụ hoặc sử dụng Công cụ báo cáo và ước tính phát thải (sau đây viết tắt là CERT) của ICAO để thực hiện giám sát lượng nhiên liệu tiêu thụ theo hướng dẫn tại Phụ ước 16 Tập 4.
+ Người khai thác tàu bay có lượng phát thải khí CO2 đạt đến 50.000 tấn trong 02 năm liên tiếp thì áp dụng phương pháp giám sát nhiên liệu tiêu thụ từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 03.
+ Người khai thác tàu bay có lượng phát thải khí CO2 giảm dưới 50.000 tấn trong 02 năm liên tiếp thì có thể sử dụng công cụ CERT của ICAO từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ 03.
- Hoặc có thể sử dụng công cụ báo cáo và ước tính phát thải CERT để giám sát lượng nhiên liệu tiêu thụ, gửi Cục Hàng không Việt Nam.
Báo cáo nhiên liệu tiêu thụ đối với các chuyến bay nội địa được quy định như thế nào?
Báo cáo nhiên liệu tiêu thụ đối với các chuyến bay nội địa được quy định tại Điều 8 Thông tư 22/2020/TT-BGTVT như sau:
- Người khai thác tàu bay ngoại trừ khoản 2 Điều này giám sát lượng tiêu thụ nhiên liệu hàng năm của các chuyến bay nội địa theo phương pháp giám sát đã lựa chọn, tổng hợp, xây dựng Báo cáo phát thải theo Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Người khai thác tàu bay trực thăng tự tổng hợp, xây dựng Báo cáo phát thải theo Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Ai có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu, phát thải khí CO2 của chuyến bay nội địa?
Ai có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu, phát thải khí CO2 của chuyến bay nội địa, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 22/2020/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà chức trách hàng không theo quy định của Nghị định số 66/2015/NĐ-CP của Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, triển khai, thực hiện Thông tư này và các nội dung sau:
1. Thông báo và cập nhật danh sách các tổ chức xác minh báo cáo phát thải tại Việt Nam cho Trung tâm Đăng ký CORSIA của ICAO (ICAO CORSIA Central Registry); theo dõi Hệ số phát thải CO2 do ICAO công bố và cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam tạo điều kiện để người khai thác tàu bay tra cứu, áp dụng.
2. Tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu, phát thải khí CO2 của các chuyến bay quốc tế và các chuyến bay nội địa theo quy định của Thông tư số 48/2017/TT-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê và chế độ báo cáo thống kê ngành Giao thông vận tải
3. Tổng hợp, thông báo ICAO các thông tin của người khai thác tàu bay mang quốc tịch Việt Nam có các chuyến bay quốc tế; báo cáo dữ liệu phát thải theo các cặp quốc gia và tổng lượng phát thải khí CO2 từ các chuyến bay quốc tế trước ngày 31 tháng 8 hàng năm.
4. Tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu, phát thải khí CO2 từ tàu bay mang quốc tịch Việt Nam đáp ứng các yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng và báo cáo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
5. Rà soát Kế hoạch giám sát nhiên liệu của người khai thác tàu bay theo hướng dẫn của Phụ ước 16 Tập 4.
6. Rà soát việc thông tin được công khai hay được bảo mật theo đề nghị của người khai thác tàu bay và thông báo ICAO các dữ liệu cần bảo mật.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu, phát thải khí CO2 của chuyến bay nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?