Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh khi nào?
- Ai có trách nhiệm trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh khi nào?
- Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gì đối với Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Ai có trách nhiệm trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Ai có trách nhiệm trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Chậm nhất trước 20 tháng 01 hàng năm, Vụ Pháp chế có trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ.
2. Chương trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
b) Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với mỗi văn bản;
c) Thời gian trình cụ thể đến tháng đối với mỗi văn bản;
d) Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với mỗi văn bản;
đ) Đơn vị thẩm định đối với mỗi văn bản;
e) Các nội dung cần thiết khác.
Như vậy, theo quy định trên thì Vụ Pháp chế có trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh khi nào? (Hình từ Internet)
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh khi nào?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Các trường hợp được điều chỉnh Chương trình:
a) Văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung vào Chương trình do yêu cầu cấp thiết của việc quản lý hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh thời gian trình hoặc đưa ra khỏi Chương trình do không còn cần thiết phải ban hành hoặc do có sự phát sinh mới, thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Chậm nhất trước ngày 15 tháng 6 hàng năm, các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo gửi Công văn đề nghị điều chỉnh Chương trình về Vụ Pháp chế để thẩm tra. Công văn đề nghị điều chỉnh Chương trình phải nêu rõ: tên văn bản điều chỉnh, nội dung đề xuất điều chỉnh, lý do điều chỉnh.
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại mục 1 Chương này.
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp, cho ý kiến đối với điều chỉnh Chương trình và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành Quyết định điều chỉnh Chương trình.
4. Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình tính đến ngày 01 tháng 12 hàng năm và kiến nghị Bộ trưởng đưa ra khỏi Chương trình các văn bản không thể hoàn thành trong năm đó vì lý do khách quan.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung vào Chương trình do yêu cầu cấp thiết của việc quản lý hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh thời gian trình hoặc đưa ra khỏi Chương trình do không còn cần thiết phải ban hành hoặc do có sự phát sinh mới, thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội.
Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gì đối với Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Đối với Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
- Bảo đảm tiến độ soạn thảo, quy trình, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với văn bản quy phạm pháp luật chậm tiến độ, Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo nêu rõ nguyên nhân, lý do của việc chậm tiến độ, đề xuất biện pháp khắc phục;
- Thời gian gửi báo cáo như sau:
+ Đối với báo cáo tháng, trước ngày 20 hàng tháng;
+ Đối với báo cáo 06 tháng, trước ngày 02 tháng 6 hàng năm;
+ Đối với báo cáo năm trước, ngày 15 tháng 11 hàng năm;
- Hình thức gửi báo cáo: đối với báo cáo tháng, các Tổ chức pháp chế có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp gửi tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật qua thư điện tử về Vụ Pháp chế;
+ Đối với báo cáo 6 tháng và năm; đơn vị gửi bằng văn bản và qua thư điện tử về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?
- Vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có quyền quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và tham gia xét xử vụ án dân sự không?