Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm những gì? Xây dựng Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng căn cứ vào đâu?
Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng
1. Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm:
a) Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì soạn thảo);
b) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
c) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
...
Theo đó, chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm:
- Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì soạn thảo);
- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Xây dựng Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng căn cứ vào đâu?
Tại khoản 2 Điều 17 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng
...
2. Căn cứ xây dựng Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng:
a) Các căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 của Quy chế này;
b) Các văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Như vậy, xây dựng Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng căn cứ vào:
- Các căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022, cụ thể:
+ Căn cứ để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
++ Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
++ Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
++ Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
++ Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Căn cứ để lập đề nghị xây dựng nghị định
++ Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
++ Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
++ Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
++ Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Trình tự thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 17 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng
...
3. Trình tự thực hiện:
a) Đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực về các văn bản QPPL dự kiến đưa vào Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ.
b) Đơn vị chủ trì hoàn thiện hồ sơ xây dựng văn bản QPPL và đăng ký Chương trình xây dựng văn bản QPPL theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách, gửi về Vụ Pháp chế.
c) Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, hoàn thiện Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ hàng năm, trình Bộ trưởng ký ban hành.
Đối với các văn bản QPPL phải lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL, đơn vị chủ trì cần tuân thủ quy trình quy định tại mục 1 của Chương này và pháp luật về ban hành văn bản QPPL; Vụ Pháp chế chỉ tổng hợp vào Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ những văn bản đã được Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
Trình tự thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?