Chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được đánh giá thực hiện theo những nội dung nào?
- Chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
- Việc tổ chức thực hiện chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được quy định thế nào?
- Chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được đánh giá thực hiện theo những nội dung nào?
Chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về căn cứ xây dựng chương trình như sau:
Nguyên tắc, căn cứ xây dựng chương trình
...
2. Căn cứ xây dựng chương trình
a) Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
b) Yêu cầu của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
c) Tiềm năng các loại tài nguyên biển và hải đảo; nhu cầu Điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
d) Yêu cầu bảo vệ môi trường, các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
đ) Thông tin, dữ liệu hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã thực hiện trước đó.
Theo quy định trên, chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:
+ Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
+ Yêu cầu của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
+ Tiềm năng các loại tài nguyên biển và hải đảo; nhu cầu Điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
+ Yêu cầu bảo vệ môi trường, các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
+ Thông tin, dữ liệu hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã thực hiện trước đó.
Môi trường biển và hải đảo (Hình từ Internet)
Việc tổ chức thực hiện chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được quy định thế nào?
Theo Điều 28 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện chương trình như sau:
Tổ chức thực hiện chương trình
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã được phê duyệt;
b) Tổ chức đánh giá việc thực hiện chương trình khi kết thúc thực hiện chương trình hoặc trước khi Điều chỉnh chương trình.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập, phê duyệt, Điều chỉnh và tổ chức thực hiện, các dự án, đề án, nhiệm vụ được giao trong chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Định kỳ hàng năm gửi báo cáo tình hình thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ được giao về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Theo đó, việc tổ chức thực hiện chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện theo quy định tại Điều 28 nêu trên.
Chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được đánh giá thực hiện theo những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về đánh giá việc thực hiện chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như sau:
Đánh giá việc thực hiện chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Khi kết thúc thực hiện chương trình hoặc trước khi Điều chỉnh chương trình, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
2. Nội dung đánh giá gồm:
a) Quá trình triển khai thực hiện chương trình;
b) Kết quả đạt được so với Mục tiêu, yêu cầu đề ra; những tồn tại, bất cập và nguyên nhân;
c) Những đóng góp của chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
d) Những nội dung cần Điều chỉnh hoặc triển khai trong chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tiếp theo.
Như vậy, chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được đánh giá thực hiện theo những nội dung sau:
+ Quá trình triển khai thực hiện chương trình.
+ Kết quả đạt được so với Mục tiêu, yêu cầu đề ra; những tồn tại, bất cập và nguyên nhân.
+ Những đóng góp của chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
+ Những nội dung cần Điều chỉnh hoặc triển khai trong chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?