Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện thông qua Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 có nội dung nổi bật nào?
- Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện thông qua Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 có nội dung nổi bật nào?
- Chính phủ đánh giá gì về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau 8 tháng thực hiện?
- Để tiếp tục thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ giao các cơ quan ban ngành những nhiệm vụ gì?
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện thông qua Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 có nội dung nổi bật nào?
Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 được ban hành hướng đến hỗ trợ các nhóm đối tượng là:
- Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh;
- Các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.
Theo đó, căn cứ Mục II Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 có 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được chỉ ra bao gồm:
Thứ nhất, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh.
Thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm.
Thứ ba, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Theo đó, một số nội dung nổi bật của chương trình này đã và đang được thực hiện như:
Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; trong đó mức hỗ trợ đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng và người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 500 nghìn đồng/tháng.
Thời gian thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022.
Các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó đáng chú ý là chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023. Tổng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện thông qua Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 có nội dung nổi bật nào? (Hình từ Internet)
Chính phủ đánh giá gì về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau 8 tháng thực hiện?
Căn cứ Mục II Nghị quyết 130/NQ-CP năm 2022, Chính phủ đánh giá về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau 8 tháng thực hiện như sau:
Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo số 6983/BC-BKHĐT ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Các bộ, cơ quan, địa phương đã chủ động, quyết liệt xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ được giao, ban hành 15/17 văn bản để cụ thể hóa các chính sách theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022;
Theo đó, đến ngày 28 tháng 9 năm 2022, đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt gần 61 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 2 văn bản cụ thể hóa chính sách chưa được ban hành. Đồng thời, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình còn chậm. Hơn nữa, việc thực hiện chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho vay còn gặp nhiều khó khăn...
Như vậy, bên cạnh nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Thực tiễn cho thấy vẫn còn hạn chế trong các vấn đề nêu trên.
Để tiếp tục thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ giao các cơ quan ban ngành những nhiệm vụ gì?
Để kịp thời khắc phục các vướng mắc, tiếp tục thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các chính sách thuộc Chương trình, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Mục 2 Nghị quyết 130/NQ-CP năm 2022, Chính phủ giao các cơ quan ban ngành những nhiệm vụ những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, tổng hợp danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến để sớm giao kế hoạch.
- Bộ Y tế khẩn trương triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình trong lĩnh vực y tế, bảo đảm phù hợp, hiệu quả; rà soát nhu cầu thực hiện các dự án trong lĩnh vực y tế thuộc Chương trình, xây dựng phương án phân bổ số vốn 802 tỷ đồng trong thời gian sớm nhất, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyển.
Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp y tế theo quy định tại Nghị định 152/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
- Các Bộ: Tài chính, Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan thuộc Chương trình, hoàn thành trước ngày 10 tháng 10 năm 2022.
- Các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phê duyệt Quyết định đầu tư và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
- Về tổng kết Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội:
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương góp ý đối với dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của các bộ, cơ quan, địa phương để hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH13 của Quốc hội, trình Chính phủ trước khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV theo yêu cầu tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?