Chương trình kỳ họp Quốc hội phải được thông báo dự kiến trên các phương tiện truyền thông trước bao nhiêu ngày?
Chương trình kỳ họp Quốc hội phải được thông báo dự kiến trên các phương tiện truyền thông trước bao nhiêu ngày?
Chương trình kỳ họp Quốc hội phải được thông báo trên phương tiện truyền thông theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Chương trình kỳ họp Quốc hội
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.
Như vậy, chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
Chương trình kỳ họp Quốc hội phải được thông báo dự kiến trên các phương tiện truyền thông trước bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Chương trình kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự như thế nào?
Chương trình kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự được quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 6 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
(1) Đối với Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
- Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;
- Quốc hội xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội.
(2) Nếu cần thiết thì căn cứ đề nghị của:
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội tiến hành như sau:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội;
- Quốc hội xem xét, thông qua việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội.
Kỳ họp Quốc hội phải đảm bảo trật tự, an ninh như thế nào?
Vấn đề bảo đảm trật tự, an ninh và trang nghiêm tại kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 28 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Bảo đảm trật tự, an ninh và trang nghiêm tại kỳ họp Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội, cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm giữ trật tự phiên họp; tuân thủ các quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; trang phục nghiêm túc; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự; tôn trọng đại biểu Quốc hội, cá nhân khác, cơ quan, tổ chức tại phiên họp; không sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự.
2. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ, đại biểu Quốc hội và khách mời mặc com-lê, áo dài truyền thống hoặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nhắc nhở và yêu cầu đại biểu Quốc hội, cá nhân đó chấp hành nghiêm túc quy định.
Theo đó, tại kỳ họp Quốc hội phải đảm bảo trật tự, an ninh như sau:
- Đại biểu Quốc hội, cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm giữ trật tự phiên họp; tuân thủ các quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; trang phục nghiêm túc; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự; tôn trọng đại biểu Quốc hội, cá nhân khác, cơ quan, tổ chức tại phiên họp; không sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự.
- Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ, đại biểu Quốc hội và khách mời mặc com-lê, áo dài truyền thống hoặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
- Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự, dự thính phiên họp không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nhắc nhở và yêu cầu đại biểu Quốc hội, cá nhân đó chấp hành nghiêm túc quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?