Chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng do ai xây dựng? Và được xây dựng khi nào?
Ai có quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 149/QĐ-BXD năm 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền trong hoạt động đối ngoại
1. Bộ trưởng phê duyệt và ký các thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Xây dựng hoặc văn bản được ủy quyền nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; phê duyệt kế hoạch hoạt động đối ngoại của Bộ Xây dựng 6 tháng và hàng năm; phê duyệt chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ; phê duyệt vận động tài trợ nước ngoài, phương án cam kết, tham gia đàm phán, thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; phê duyệt đoàn ra, đoàn vào; phê duyệt công tác thông tin đối ngoại, khen thưởng đối ngoại và các nội dung hoạt động khác trong công tác đối ngoại của Bộ Xây dựng.
2. Thứ trưởng thừa ủy quyền của Bộ trưởng phê duyệt và ký các thỏa thuận quốc tế và nội dung liên quan khác trong công tác đối ngoại của Bộ Xây dựng; cho ý kiến về các kế hoạch hoạt động đối ngoại của các đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách trước khi tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt.
3. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp, xây dựng các kế hoạch: hoạt động đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động Ủy ban liên Chính phủ do Bộ trưởng làm Chủ tịch phân ban, vận động tài trợ nước ngoài, kế hoạch đoàn ra, đoàn vào, thông tin và khen thưởng đối ngoại hàng năm của Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt.
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế ký thừa lệnh Bộ trưởng khi được Bộ trưởng ủy quyền đối với các văn bản đối ngoại gửi các Đại sứ và Trưởng đại diện ngoại giao, văn bản có nội dung thông tin chính thức của Bộ gửi các nước, các đại sứ quán, các cơ quan đại diện ngoại giao và đối tác quốc tế trong khuôn khổ những chương trình, dự án Hợp tác quốc tế mà Bộ đang xây dựng và triển khai.
...
Theo quy định trên, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt.
Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế (Hình từ Internet)
Chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng do ai xây dựng? Và được xây dựng khi nào?
Tại Điều 7 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 149/QĐ-BXD năm 2019 quy định như sau:
Xây dựng chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế
Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt trước ngày 30 tháng 11 hàng năm. Chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế quốc gia, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chiến lược, chương trình phát triển của ngành Xây dựng, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng.
Theo quy định trên, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
Chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế quốc gia, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chiến lược, chương trình phát triển của ngành Xây dựng, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng.
Xây dựng phương án cam kết và thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 149/QĐ-BXD năm 2019 quy định như sau:
Xây dựng phương án cam kết, tham gia đàm phán, thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
1. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ đã được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì hoặc đề xuất với Lãnh đạo Bộ giao cho đơn vị chức năng liên quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng các phương án cam kết của Ngành phục vụ đàm phán các thỏa thuận quốc tế song phương, đa phương về kinh tế và thương mại quốc tế theo sự phân công và yêu cầu của Chính phủ.
2. Vụ Hợp tác quốc tế tham gia hoặc đề xuất Bộ trưởng giao cho các đơn vị chức năng liên quan tham gia đàm phán các thỏa thuận kinh tế, thương mại quốc tế song phương và đa phương.
3. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá việc thực hiện các cam kết của Ngành trong các thỏa thuận kinh tế, thương mại quốc tế đã được ký kết. Phối hợp với Vụ Pháp chế và các Cục/Vụ liên quan rà soát Luật và các văn bản dưới Luật của Ngành cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Như vậy, trên cơ sở chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Xây dựng đã được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì hoặc đề xuất với Lãnh đạo Bộ giao cho đơn vị chức năng liên quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng các phương án cam kết của Ngành phục vụ đàm phán các thỏa thuận quốc tế song phương, đa phương về kinh tế và thương mại quốc tế theo sự phân công và yêu cầu của Chính phủ.
Vụ Hợp tác quốc tế tham gia hoặc đề xuất Bộ trưởng giao cho các đơn vị chức năng liên quan tham gia đàm phán các thỏa thuận kinh tế, thương mại quốc tế song phương và đa phương.
Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá việc thực hiện các cam kết của Ngành trong các thỏa thuận kinh tế, thương mại quốc tế đã được ký kết.
Phối hợp với Vụ Pháp chế và các Cục/Vụ liên quan rà soát Luật và các văn bản dưới Luật của Ngành cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?