Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có bao gồm hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại doanh nghiệp hay không?
Mục tiêu của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 55/2019/NĐ-CP về chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
"2. Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là tập hợp các hoạt động do một cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện dưới các hình thức, nội dung cụ thể, trong một thời hạn nhất định theo quy định của Nghị định này nhằm cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa."
Theo đó, mục tiêu của chương trình này là nhằm cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có bao gồm hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại doanh nghiệp hay không?
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 55/2019/NĐ-CP quy định các hoạt động của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm
"Điều 10. Căn cứ xây dựng và các hoạt động của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
..
2. Các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
a) Hoạt động cung cấp thông tin, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có);
b) Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bao gồm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật;
c) Hoạt động tư vấn pháp luật, bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với các quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và nguồn lực theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."
Theo đó, một trong những hoạt động của chương trình này là thực hiện hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bao gồm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật.
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do ai xây dựng?
Việc xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 12 Nghị định 55/2019/NĐ-CP, cụ thể:
"1. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý chủ động hoặc theo yêu cầu của Bộ Tư pháp đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và tổ chức khác, cá nhân có liên quan xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ thì bộ, cơ quan ngang bộ lồng ghép các nội dung của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vào Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này.
3. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương:
a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân có liên quan xây dựng và đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp;
c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương."
Có thể thấy, tùy quy mô và phạm vi của doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cũng tương ứng khác nhau, cụ thể như trên. Mỗi cơ quan, tổ chức sẽ có một nhiệm vụ cụ thể trong quá trình xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe khách tự tăng giá vé xe Tết 2025 bị phạt bao nhiêu? Chủ xe khách là tổ chức tự tăng giá vé xe Tết 2025 phạt bao nhiêu?
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là sự kiện gì? Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày gì? Ngày 3 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của đất nước?
- Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng được bao nhiêu tiền? Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng được trao tặng khi nào?
- Hàng xuất khẩu chưa thông quan có được lập hóa đơn? Xuất khẩu hàng hóa sử dụng loại hóa đơn nào?
- Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh? Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh cả nước ra sao?