Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025 phải được nhanh chóng ban hành và thực hiện theo Nghị quyết 103/2023/QH15?
- Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025 phải được nhanh chóng ban hành và thực hiện theo Nghị quyết 103/2023/QH15?
- Đối tượng nào được hỗ trợ về nhà ở và điều kiện như thế nào theo quy định hiện hành?
- Có những nguyên tắc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng nào?
Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025 phải được nhanh chóng ban hành và thực hiện theo Nghị quyết 103/2023/QH15?
Vào chiều 09/11/2023 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Ngày 23/11/2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố Nghị quyết 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Nghị quyết 103/2023/QH15 đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội 2024. Theo đó, tại nội dung về phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân thì Nghị quyết 103/2023/QH15 đã nêu rõ:
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nhất là Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Khẩn trương ban hành và thực hiện Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025. .....
Như vậy, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một trong những nội dung được quy định tại Nghị quyết 103/2023/QH15 và Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025 là nội dung được Nghị quyết 103/2023/QH15 chỉ đạo Khẩn trương ban hành và thực hiện.
Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025 Nghị quyết 103/2023/QH15? (Hình ảnh từ Interent)
Đối tượng nào được hỗ trợ về nhà ở và điều kiện như thế nào theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 22/2013/QĐ-TTG:
Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTG phải có đủ các điều kiện sau:
(1) Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Thân nhân liệt sỹ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
(2) Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
- Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
- Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Có những nguyên tắc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 09/2013/TT-BXD thì có những nguyên tắc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng sau:
- Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây mà nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có công với cách mạng.
- Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
- Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình; kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả chính sách.
- Việc hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
+ Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên;
+ Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?