Chương trình điều tra thống kê quốc gia có tổng cộng bao nhiêu cuộc điều tra? Danh sách các cuộc điều tra được quy định thế nào?
Nội dung Chương trình điều tra thống kê quốc gia là gì?
Ngày 15/02/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 03/2023/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Theo đó, tại Điều 2 Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg, nội dung của Chương trình điều tra thống kê quốc gia được xác định như sau:
- Chương trình điều tra thống kê quốc gia bao gồm tên cuộc điều tra, mục đích điều tra, đối tượng, đơn vị điều tra, loại điều tra, nội dung điều tra, thời kỳ, thời điểm điều tra, cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện.
- Chương trình điều tra thống kê quốc gia đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê năm 2021 và Nghị định 94/2022/NĐ-CP.
Chương trình điều tra thống kê quốc gia có tổng cộng bao nhiêu cuộc điều tra? Danh sách các cuộc điều tra được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Danh sách 45 cuộc điều tra thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia?
Căn cứ theo Phần II Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg, danh sách các cuộc điều tra thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia được xác định như sau:
STT | Tên cuộc điều tra |
1 | Tổng điều tra dân số và nhà ở |
2 | Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp |
3 | Tổng điều tra kinh tế |
4 | Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ |
5 | Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình |
6 | Điều tra lao động và việc làm |
7 | Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất |
8 | Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ |
9 | Điều tra diện tích cây nông nghiệp |
10 | Điều tra năng suất, sản lượng cây nông nghiệp |
11 | Điều tra chăn nuôi |
12 | Điều tra lâm nghiệp |
13 | Điều tra, kiểm kê rừng |
14 | Điều tra thủy sản |
15 | Điều tra ngành công nghiệp |
16 | Điều tra năng lực sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp |
17 | Điều tra hoạt động xây dựng |
18 | Điều tra hoạt động thương mại và dịch vụ |
19 | Điều tra loại hình hạ tầng thương mại phổ biến |
20 | Điều tra thông tin khách du lịch nội địa |
21 | Điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam |
22 | Điều tra vốn đầu tư thực hiện |
23 | Điều tra doanh nghiệp |
24 | Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể |
25 | Điều tra cơ sở hành chính, sự nghiệp |
26 | Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian |
27 | Điều tra đơn vị sự nghiệp và tổ chức vô vị lợi |
28 | Điều tra giá tiêu dùng (CPI) |
29 | Điều tra giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất |
30 | Điều tra giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
31 | Điều tra giá sản xuất công nghiệp |
32 | Điều tra giá sản xuất dịch vụ |
33 | Điều tra giá sản xuất xây dựng |
34 | Điều tra giá bất động sản |
35 | Điều tra giá tiền lương |
36 | Điều tra giá xuất khẩu, nhập khẩu |
37 | Điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ |
38 | Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ |
39 | Điều tra thống kê thương mại điện tử |
40 | Điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập |
41 | Điều tra dinh dưỡng |
42 | Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam |
43 | Khảo sát sức khỏe dân cư và kinh nghiệm cuộc sống |
44 | Điều tra người khuyết tật |
45 | Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường. |
Việc tổ chức thực hiện Chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 3 Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg, việc tổ chức thực hiện Chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xây dựng, sửa đổi, bổ sung Chương trình điều tra thống kê quốc gia cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Chương trình điều tra thống kê quốc gia là căn cứ để các bộ, ngành chủ động xây dựng kế hoạch các cuộc điều tra, xây dựng phương án điều tra, kế hoạch thực hiện, dự toán kinh phí và quyết định các cuộc điều tra thống kê, tạo sự ổn định cho hoạt động thống kê.
- Cơ quan chủ trì là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc xây dựng phương án điều tra, tiến hành điều tra.
- Kinh phí để thực hiện các cuộc điều tra thống kê thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách của các cơ quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn kinh phí khác do tổ chức quốc tế tài trợ theo các chương trình dự án) bảo đảm theo quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra.
- Kết quả của các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia phải được công bố theo đúng các quy định của Luật Thống kê và các quyết định hiện hành của Nhà nước về điều tra thống kê.
- Trong những năm có tiến hành các cuộc tổng điều tra thống kê quốc gia hoặc điều tra toàn bộ, căn cứ vào Chương trình điều tra thống kê quốc gia, các cơ quan chủ trì có thể thực hiện việc lồng ghép một số cuộc điều tra nhằm tránh sự trùng lặp thông tin và bảo đảm mục tiêu tiết kiệm kinh phí điều tra.
Xem chi tiết tại Quyết định 03/2023/QĐ-TTg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?