Chương trình đào tạo thường xuyên là những chương trình đào tạo nào? Một ngày học chương trình đào tạo thường xuyên tối đa bao nhiêu giờ?

Chương trình đào tạo thường xuyên là những chương trình đào tạo nào? Một ngày học chương trình đào tạo thường xuyên quy định tối đa là bao nhiêu giờ? Phương pháp đào tạo thường xuyên được quy định như thế nào?

Chương trình đào tạo thường xuyên là những chương trình đào tạo nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:

Chương trình đào tạo thường xuyên
1. Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:
a) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
c) Chương trình chuyển giao công nghệ;
d) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
đ) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, chương trình đào tạo thường xuyên những chương trình đào tạo sau đây:

- Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;

- Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;

- Chương trình chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;

- Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.

Chương trình đào tạo thường xuyên là những chương trình đào tạo nào? Một ngày học chương trình đào tạo thường xuyên quy định tối đa là bao nhiêu giờ?

Chương trình đào tạo thường xuyên là những chương trình đào tạo nào? Một ngày học chương trình đào tạo thường xuyên quy định tối đa là bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)

Một ngày học chương trình đào tạo thường xuyên quy định tối đa là bao nhiêu giờ?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian và kế hoạch đào tạo như sau:

Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.
2. Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.
3. Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.
4. Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.

Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.

Như vậy, một ngày học chương trình đào tạo thường xuyên quy định tối đa là 08 (tám) giờ.

Phương pháp đào tạo thường xuyên được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Phương pháp đào tạo thường xuyên
1. Phương pháp đào tạo là dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, lấy thực hành là chính; đồng thời phải gắn với thực tế sản xuất, kinh doanh (vừa làm, vừa học); phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin truyền thông để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học.
2. Khi bắt khóa học, giáo viên, người dạy nghề thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề đối với học viên để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp. Nội dung, phương pháp kiểm tra do giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy lựa chọn, quyết định.
3. Tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành nghề theo nội dung, yêu cầu của mô - đun, môn học mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa nắm vững, đầy đủ, chưa làm được thành thạo.
4. Kết thúc mô - đun, môn học, học viên tiếp tục làm công việc đã được học tại đang làm việc hoặc tự ôn luyện nội dung kiến thức, thực hành kỹ năng nghề đã học để chuẩn bị học mô - đun, môn học tiếp theo.

Như vậy, theo quy định, phương pháp đào tạo thường xuyên là dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, lấy thực hành là chính; đồng thời phải gắn với thực tế sản xuất, kinh doanh (vừa làm, vừa học);

Đồng thời, hát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin truyền thông để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học.

Lưu ý: Khi bắt khóa học, giáo viên, người dạy nghề thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề đối với học viên để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp. Nội dung, phương pháp kiểm tra do giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy lựa chọn, quyết định.

Chương trình đào tạo thường xuyên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Theo quy định thì sổ sách, biểu mẫu quản lý đối với chương trình đào tạo thường xuyên bao gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu định dạng phiếu học viên chương trình đào tạo thường xuyên là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chương trình đào tạo thường xuyên là những chương trình đào tạo nào? Một ngày học chương trình đào tạo thường xuyên tối đa bao nhiêu giờ?
Pháp luật
Chương trình đào tạo thường xuyên phải đảm bảo tăng năng suất lao động cho người học được phê duyệt phải bao gồm các yếu tố nào?
Pháp luật
Lựa chọn chương trình đào tạo thường xuyên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp phải bao gồm các yếu tố nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình đào tạo thường xuyên
885 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình đào tạo thường xuyên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình đào tạo thường xuyên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào