Chương trình công tác tuần của Bộ Y tế bao gồm những gì? Chương trình công tác tuần được phân công thực hiện như thế nào?
Chương trình công tác tuần của Bộ Y tế bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
Phân loại và căn cứ xây dựng Chương trình công tác của Bộ
1. Chương trình công tác năm bao gồm các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao (sau đây gọi là Đề án); các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ xây dựng trong năm; các hoạt động và nhiệm vụ trọng tâm trên tất cả các lĩnh vực công tác; các hội nghị, hội thảo lớn của ngành. Thời hạn tổ chức thực hiện trong Chương trình công tác năm được dự kiến đến từng quý, từng tháng.
2. Chương trình công tác quý, tháng gồm các nhiệm vụ và các hoạt động trong Chương trình công tác năm của Bộ đã được phê duyệt và được thể hiện trong báo cáo công tác của Bộ quý trước và tháng trước.
3. Chương trình công tác tuần bao gồm các hoạt động của Bộ trưởng và các Thứ trưởng được xác định theo từng ngày trong tuần.
Như vậy, chương trình công tác tuần của Bộ Y tế bao gồm các hoạt động của Bộ trưởng và các Thứ trưởng được xác định theo từng ngày trong tuần.
Chương trình công tác tuần của Bộ Y tế (Hình từ Internet)
Chương trình công tác tuần của Bộ Y tế được phân công thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
Phân công thực hiện
...
2. Chương trình công tác quý, tháng
a) Hằng quý, Văn phòng Bộ và Vụ Pháp chế có văn bản đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong quý theo thời gian Chương trình công tác năm đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
b) Các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Chương trình công tác quý đã được phê duyệt; trường hợp có những công việc bổ sung hoặc có sự điều chỉnh về thời gian thì phải nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung. Các đơn vị không gửi văn bản điều chỉnh đó coi như đơn vị đó không có thay đổi Chương trình công tác.
3. Chương trình công tác tuần
a) Căn cứ Chương trình công tác tháng và sự chỉ đạo của Bộ trưởng, trước 09h30 thứ Sáu hằng tuần, Thư ký Bộ trưởng và chuyên viên giúp việc các Thứ trưởng gửi Chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ cho Văn phòng Bộ (Phòng Tổng hợp) để tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ và ban hành trước 18h00 thứ Sáu hằng tuần.
b) Khi có sự thay đổi Chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ, Thư ký Bộ trưởng và chuyên viên giúp việc các Thứ trưởng kịp thời thông báo cho các đơn vị liên quan biết và thông báo cho Văn phòng Bộ (Phòng Tổng hợp) để cập nhật Lịch công tác.
...
Theo đó, chương trình công tác tuần của Bộ Y tế được phân công thực hiện như sau:
- Căn cứ Chương trình công tác tháng và sự chỉ đạo của Bộ trưởng, trước 09h30 thứ Sáu hằng tuần, Thư ký Bộ trưởng và chuyên viên giúp việc các Thứ trưởng gửi Chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ cho Văn phòng Bộ (Phòng Tổng hợp) để tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ và ban hành trước 18h00 thứ Sáu hằng tuần.
- Khi có sự thay đổi Chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ, Thư ký Bộ trưởng và chuyên viên giúp việc các Thứ trưởng kịp thời thông báo cho các đơn vị liên quan biết và thông báo cho Văn phòng Bộ (Phòng Tổng hợp) để cập nhật Lịch công tác.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Y tế cần làm gì nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thành chương trình công tác của Bộ Y tế?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
Phân công thực hiện
...
4. Căn cứ Chương trình công tác của Bộ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các đơn vị xây dựng chương trình/kế hoạch công tác của đơn vị và tổ chức thực hiện. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc hoàn thành chương trình công tác. Trường hợp do những khó khăn chủ quan, khách quan không hoàn thành được công việc theo tiến độ, kế hoạch, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hoặc Bộ trưởng và thông báo cho Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế biết đề điều chỉnh chương trình chung và tìm giải pháp khắc phục sau khi được Lãnh đạo Bộ cho phép.
Theo đó, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc hoàn thành chương trình công tác.
Trường hợp do những khó khăn chủ quan, khách quan không hoàn thành được công việc theo tiến độ, kế hoạch, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hoặc Bộ trưởng và thông báo cho Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế biết đề điều chỉnh chương trình chung và tìm giải pháp khắc phục sau khi được Lãnh đạo Bộ cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?