Chương trình công tác của Bộ Quốc phòng gồm các nội dung gì? Việc xây dựng chương trình công tác của Bộ Quốc phòng phải bảo đảm những yêu cầu nào?
Chương trình công tác của Bộ Quốc phòng được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định các loại chương trình như sau:
Các loại chương trình công tác
1. Chương trình công tác là danh mục các đề án, dự án, báo cáo, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là đề án, dự án, văn bản) thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ trưởng Bộ hoặc trình Thủ trưởng Bộ cho ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định; các hoạt động và công việc dự kiến trình hoặc cần triển khai thực hiện trong năm, quý, tháng, tuần của Thủ trưởng Bộ.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Chương trình công tác của Bộ Quốc phòng được hiểu là danh mục các đề án, dự án, báo cáo, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là đề án, dự án, văn bản) thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ trưởng Bộ hoặc trình Thủ trưởng Bộ cho ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Và các hoạt động và công việc dự kiến trình hoặc cần triển khai thực hiện trong năm, quý, tháng, tuần của Thủ trưởng Bộ.
Chương trình công tác của Bộ Quốc phòng gồm các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Chương trình công tác của Bộ Quốc phòng gồm các nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định các loại chương trình như sau:
Các loại chương trình công tác
...
3. Chương trình công tác của Bộ Quốc phòng gồm các nội dung sau đây:
a) Các nội dung triển khai chương trình hành động của Bộ Quốc phòng thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ và Nghị quyết của Quân ủy Trung ương;
b) Các đề án, dự án, văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ chức, hoạt động đối ngoại quốc phòng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quân sự, quốc phòng do Bộ Quốc phòng trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc phê duyệt; hoặc do các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trình Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phê duyệt;
c) Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
d) Văn kiện diễn tập do Bộ Quốc phòng tổ chức, chỉ đạo;
đ) Kế hoạch tổ chức các hội nghị do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chủ trì;
e) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.
...
Theo đó, chương trình công tác của Bộ Quốc phòng gồm các nội dung sau đây:
- Các nội dung triển khai chương trình hành động của Bộ Quốc phòng thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ và Nghị quyết của Quân ủy Trung ương;
- Các đề án, dự án, văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ chức, hoạt động đối ngoại quốc phòng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quân sự, quốc phòng do Bộ Quốc phòng trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc phê duyệt; hoặc do các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trình Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phê duyệt;
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Văn kiện diễn tập do Bộ Quốc phòng tổ chức, chỉ đạo;
- Kế hoạch tổ chức các hội nghị do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chủ trì;
- Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.
Việc xây dựng chương trình công tác của Bộ Quốc phòng phải bảo đảm những yêu cầu nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định các loại chương trình như sau:
Các loại chương trình công tác
...
4. Việc xây dựng chương trình công tác phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Nội dung chương trình công tác năm, quý, tháng gồm: Đánh giá thực hiện chương trình công tác năm, quý, tháng trước; các định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn; danh mục các đề án, dự án cần triển khai;
b) Chương trình công tác quý, tháng phải bổ sung, điều chỉnh các đề án, dự án, văn bản và thời gian trình theo kết luận của Bộ trưởng tại cuộc họp quý, tháng của Thủ trưởng Bộ. Các đề án, dự án, văn bản ghi trong chương trình công tác quý, tháng của Bộ Quốc phòng được phân chia theo các lĩnh vực do Bộ trưởng, từng Thứ trưởng được phân công phụ trách. Chương trình công tác Quý I được xác định trong chương trình công tác năm, chương trình công tác của tháng đầu quý được xác định trong chương trình công tác quý;
c) Chương trình công tác tuần bao gồm các hoạt động của Thủ trưởng Bộ và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị theo từng ngày trong tuần;
d) Đề án, dự án, văn bản ghi trong chương trình công tác phải xác định rõ tên, nội dung chính, cấp quyết định (do Bộ trưởng quyết định hoặc do Bộ Quốc phòng trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định); cơ quan chủ trì chuẩn bị và thời hạn trình từng đề án, dự án, văn bản (được dự kiến đến từng quý, từng tháng).
...
Như vậy, việc xây dựng chương trình công tác của Bộ Quốc phòng phải bảo đảm những yêu cầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?