Chương trình an toàn đường cất hạ cánh là gì? Cơ quan nào chủ trì thực hiện Chương trình an toàn đường cất hạ cánh tại cảng hàng không?
Chương trình an toàn đường cất hạ cánh là gì?
Chương trình an toàn đường cất hạ cánh được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2015/NĐ-CP như sau:
Chương trình an toàn đường cất hạ cánh là các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc khai thác, sử dụng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ để giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các trường hợp xâm nhập đường cất hạ cánh, chệch ra khỏi đường cất hạ cánh, sử dụng nhầm đường cất hạ cánh và các sự cố khác trên bề mặt khu hoạt động bay.
Theo quy định trên, chương trình an toàn đường cất hạ cánh là các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc khai thác, sử dụng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ để giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các trường hợp xâm nhập đường cất hạ cánh, chệch ra khỏi đường cất hạ cánh, sử dụng nhầm đường cất hạ cánh và các sự cố khác trên bề mặt khu hoạt động bay.
Chương trình an toàn đường cất hạ cánh (Hình từ Internet)
Quản lý hoạt động bay liên quan đến an toàn đường cất hạ cánh là trách nhiệm của ai?
Quản lý hoạt động bay liên quan đến an toàn đường cất hạ cánh là trách nhiệm theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 32 Nghị định 125/2015/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động bay liên quan đến các nội dung sau đây:
a) Không lưu hàng không dân dụng;
b) Thông báo tin tức hàng không;
c) Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng;
d) Khí tượng hàng không dân dụng;
đ) Tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng;
e) Quản lý luồng không lưu;
g) Thông báo bay tại sân bay;
h) An toàn đường cất hạ cánh;
i) Phương thức bay hàng không dân dụng;
k) Bản đồ, sơ đồ hàng không;
l) Dẫn đường theo tính năng;
m) Đơn vị đo lường sử dụng trong hoạt động bay;
n) Phương thức liên lạc không - địa;
o) Yêu cầu về hệ thống quản lý không lưu; an ninh, an toàn hoạt động bay;
p) Kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát và phương thức bay hàng không dân dụng;
q) Hoạt động bay trong khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
r) Điều độ, khai thác bay và lập kế hoạch bay, lựa chọn sân bay dự bị đối với hoạt động bay dân dụng.
2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo, ban hành chỉ thị, huấn lệnh chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý hoạt động bay sau đây:
a) Phương thức không lưu hàng không dân dụng;
b) Tổ chức và phương thức khai thác cơ sở điều hành bay dân dụng;
c) Khai thác đường cất cánh, hạ cánh phụ thuộc hoặc độc lập;
d) Quản lý luồng không lưu;
đ) Tổ chức và quản lý khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay;
e) Hệ thống thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát;
g) Hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống thiết bị và phương thức thực hiện khí tượng hàng không;
h) Công tác thông báo tin tức hàng không, thông tin điện tử về địa hình, chướng ngại vật và bản đồ sân bay;
i) Phương thức đặt độ cao cho các hoạt động bay dân dụng;
k) Quy trình vận hành, khai thác hoạt động bay dân dụng tại sân bay;
l) Hệ thống quản lý an toàn hoạt động bay.
Theo quy định trên, quản lý hoạt động bay liên quan đến an toàn đường cất hạ cánh là trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động bay liên quan đến các nội dung sau:
- Không lưu hàng không dân dụng;
- Thông báo tin tức hàng không;
- Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng;
- Khí tượng hàng không dân dụng;
- Tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng;
- Quản lý luồng không lưu;
- Thông báo bay tại sân bay;
- Phương thức bay hàng không dân dụng;
- Bản đồ, sơ đồ hàng không;
- Dẫn đường theo tính năng;
- Đơn vị đo lường sử dụng trong hoạt động bay;
- Phương thức liên lạc không - địa;
- Yêu cầu về hệ thống quản lý không lưu; an ninh, an toàn hoạt động bay;
- Kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát và phương thức bay hàng không dân dụng;
- Hoạt động bay trong khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
- Điều độ, khai thác bay và lập kế hoạch bay, lựa chọn sân bay dự bị đối với hoạt động bay dân dụng.
Cơ quan nào chủ trì xây dựng và thực hiện Chương trình an toàn đường cất hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay?
Cơ quan chủ trì xây dựng và thực hiện Chương trình an toàn đường cất hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại Điều 30 Nghị định 125/2015/NĐ-CP như sau:
Chương trình an toàn đường cất hạ cánh
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì lập kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu sự cố, tai nạn; đảm bảo an toàn và hiệu quả khai thác đường cất hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.
2. Trên cơ sở Chương trình an toàn đường cất hạ cánh do Bộ Giao thông vận tải ban hành, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện Chương trình an toàn đường cất hạ cánh tại từng cảng hàng không, sân bay.
Như vậy, trên cơ sở Chương trình an toàn đường cất hạ cánh do Bộ Giao thông vận tải ban hành, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện Chương trình an toàn đường cất hạ cánh tại từng cảng hàng không, sân bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?