Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về giải marathon quốc tế “Hành trình di sản” thuộc loại hình sự kiện nào?

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về giải marathon quốc tế “Hành trình di sản” thuộc loại hình sự kiện nào?

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về giải marathon quốc tế “Hành trình di sản” thuộc loại hình sự kiện nào?

Xem thêm: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 10

Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục A Chương II Phần thứ hai Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 của Thành ủy Hà Nội về giải marathon quốc tế “Hành trình di sản” thuộc loại hình sự kiện như sau:

Một số sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế trong thực hiện Chương trình.
4.1. Sự kiện văn hóa, nghệ thuật: Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội; Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại; Trình diễn văn hóa phi vật thể; Lễ hội đường phố; Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa (Moonson); Chương trình nghệ thuật đếm ngược Countdown; Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội mở rộng; Liên hoan Sân khẩu Thủ đô; Chương trình Hòa nhạc giao hưởng London (VietNam airline concert); Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội, Cuộc thi Nữ sinh thanh lịch Thủ đô... Tham gia các hoạt động trong hệ thống mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu.
4.2. Sự kiện thể thao: Lễ hội bơi chải thuyền rồng; Giải chạy Báo Hà Nội mới; Hội khỏe Phù Đồng; Đại hội thể dục thể thao Thủ đô; Giải bóng chuyền nữ Quốc tế Châu Á; Giải khiêu vũ thể thao Hà Nội mở rộng; Giải marathon quốc tế "Hành trình di sản"...
4.3. Sự kiện thuộc lĩnh vực Du lịch: Lễ đón vị khách quốc tế đầu tiên, Festival áo dài; Lễ hội làng nghề; Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội (VITM); Cuộc thi tìm kiếm đại sứ du lịch Thủ đô..
4.4. Sự kiện lĩnh vực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Thi tay nghề ASEAN; Hội thi thiết bị tự làm toàn quốc; Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Toàn quốc; Ngày hội Công nghệ thông tin, Cuộc thi Toán học Hà Nội Mỡ rộng (HOMC)...

Như vậy, theo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025; giải marathon quốc tế “Hành trình di sản” thuộc loại hình sự kiện thể thao.

Tải về Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 tại đây: tải

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về giải marathon quốc tế “Hành trình di sản” thuộc loại hình sự kiện nào?

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về giải marathon quốc tế “Hành trình di sản” thuộc loại hình sự kiện nào? (Hình từ Internet)

Chương trình 06-CTr/TU đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Chương II Phần thứ hai Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 của Thành ủy Hà Nội đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gồm:

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu và tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội;

- Nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc thực hiện 02 quy tắc ứng xử;

- Phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nhiệm vụ, giải pháp phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Nghị quyết 15-NQ/TW thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, cụ thể:

- Tập trung phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô.

Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia; đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô (hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, tổ hợp thể thao, trung tâm hội chợ triển lãm…).

Quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển văn hoá, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn. Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hoá, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện. Xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế... Có cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; hệ thống trường có nhiều cấp học, trường chất lượng cao; các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hoà Lạc, các viện nghiên cứu, trường đại học.

Phát triển mạnh thị trường khoa học - công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động đổi mới công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Có cơ chế, chính sách thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.

- Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khoẻ nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài; gắn phát triển du lịch với chăm sóc sức khoẻ.

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu.

Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thủ đô, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; giải quyết hiệu quả các tệ nạn xã hội.

Giải marathon quốc tế
Phát triển Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 1/1/2025, trường hợp nào ngừng cấp điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, Thủ đô cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở trên bãi sông Hồng và sông Đuống?
Pháp luật
Từ 1/7/2025, Thành phố Hà Nội có được phép xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng không?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên ứng dụng iHanoi mới nhất 2024? Mục tiêu đến 2030 tầm nhìn 2045 phát triển Thủ đô ra sao?
Pháp luật
Theo Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 việc biểu dương, tôn vinh các mô hình văn hoá tiêu biểu ở Hà Nội được tổ chức theo thời gian nào?
Pháp luật
Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định vị trí của phát triển văn hoá trong tương quan với phát triển kinh tế như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào sau đây của Hà Nội?
Pháp luật
Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?
Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Pháp luật
Tầm nhìn 2045 đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giải marathon quốc tế
6,356 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giải marathon quốc tế Phát triển Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giải marathon quốc tế Xem toàn bộ văn bản về Phát triển Thủ đô Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào