Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được phát hành dưới hình thức nào? Chứng từ không có hiệu lực pháp lý khi nào?
- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được phát hành dưới hình thức nào?
- Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng thì trách nhiệm giao trả hàng được quy định như thế nào?
- Các nội dung trong chứng từ vận tải đa phương thức không có hiệu lực pháp lý khi nào?
Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được phát hành dưới hình thức nào?
Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức được quy định tại Điều 12 Nghị định 87/2009/NĐ-CP như sau:
Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Xuất trình;
b) Theo lệnh;
c) Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng.
3. Các dạng chứng từ trong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận.
Như vậy, chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được phát hành theo một trong các hình thức sau:
- Xuất trình;
- Theo lệnh;
- Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được phát hành dưới hình thức nào? Chứng từ không có hiệu lực pháp lý khi nào? (hình từ internet)
Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng thì trách nhiệm giao trả hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm giao trả hàng
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng.
2. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
a) Chứng từ ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;
b) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;
c) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.
4. Khi hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hóa được giao trả cho một người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc của người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
Như vậy, khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
- Chứng từ ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;
- Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;
- Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc.
Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả theo quy định tại điểm b khoản Điều 19 Nghị định 87/2009/NĐ-CP.
Lưu ý: Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
Các nội dung trong chứng từ vận tải đa phương thức không có hiệu lực pháp lý khi nào?
Các quy định liên quan đến chứng từ vận tải đa phương thức được quy định tại Điều 30 Nghị định 87/2009/NĐ-CP như sau:
Các quy định liên quan đến chứng từ vận tải đa phương thức
1. Các nội dung trong chứng từ vận tải đa phương thức sẽ không có giá trị và không có hiệu lực pháp lý nếu những nội dung đó trực tiếp hoặc gián tiếp không phù hợp với quy định của Nghị định này, đặc biệt nếu các nội dung đó gây phương hại đến người gửi hàng và người nhận hàng. Quy định này sẽ không ảnh hưởng đến những nội dung khác trong chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Mặc dù có các quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được sự đồng ý của người gửi hàng thì người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể tăng thêm trách nhiệm của mình theo các quy định tại Nghị định này.
3. Quy định trong Nghị định này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy tắc về giải quyết tổn thất chung theo quy định có liên quan của pháp luật quốc gia.
Như vậy, các nội dung trong chứng từ vận tải đa phương thức sẽ không có giá trị và không có hiệu lực pháp lý nếu những nội dung đó trực tiếp hoặc gián tiếp không phù hợp với quy định của Nghị định 87/2009/NĐ-CP, đặc biệt nếu các nội dung đó gây phương hại đến người gửi hàng và người nhận hàng.
Lưu ý: Quy định này sẽ không ảnh hưởng đến những nội dung khác trong chứng từ vận tải đa phương thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?