Chứng từ điện tử được khai báo hoặc xuất trình với các cơ quan quản lý nhà nước theo Cơ chế một cửa quốc gia gồm những loại nào?
Chứng từ điện tử được khai báo hoặc xuất trình với các cơ quan quản lý nhà nước theo Cơ chế một cửa quốc gia gồm những loại nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 89/2016/TTLT-BTC-BCT quy định về chứng từ hành chính một cửa như sau:
Chứng từ hành chính một cửa
1. Chứng từ điện tử gồm:
a) Thông tin khai dưới các hình thức: tờ khai, đơn đăng ký, đăng ký, xác nhận đăng ký hoặc loại khác để thực hiện thủ tục hành chính trong danh Mục các thủ tục hành chính một cửa;
b) Kết quả xử lý của cơ quan xử lý dưới các hình thức: quyết định thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng hóa về bảo quản, giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác tương ứng với thủ tục hành chính trong danh Mục các chứng từ điện tử quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử:
a) Chứng từ điện tử có giá trị để làm thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy;
b) Chứng từ điện tử phải được lập theo đúng tiêu chí, định dạng mẫu của các Bộ đối với các thủ tục hành chính một cửa tại Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư liên tịch này;
...
Như vậy, theo quy định, chứng từ điện tử được khai báo hoặc xuất trình với các cơ quan quản lý nhà nước theo Cơ chế một cửa quốc gia gồm:
(1) Thông tin khai dưới các hình thức: tờ khai, đơn đăng ký, đăng ký, xác nhận đăng ký hoặc loại khác để thực hiện thủ tục hành chính trong danh mục các thủ tục hành chính một cửa;
(2) Kết quả xử lý của cơ quan xử lý dưới các hình thức: quyết định thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng hóa về bảo quản, giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác tương ứng với thủ tục hành chính trong danh Mục các chứng từ điện tử quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 89/2016/TTLT-BTC-BCT.
Chứng từ điện tử được khai báo hoặc xuất trình với các cơ quan quản lý nhà nước theo Cơ chế một cửa quốc gia gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 89/2016/TTLT-BTC-BCT quy định về chứng từ hành chính một cửa như sau:
Chứng từ hành chính một cửa
...
2. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử:
a) Chứng từ điện tử có giá trị để làm thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy;
b) Chứng từ điện tử phải được lập theo đúng tiêu chí, định dạng mẫu của các Bộ đối với các thủ tục hành chính một cửa tại Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư liên tịch này;
c) Việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Chứng từ điện tử phải đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa;
đ) Chứng từ điện tử phải có chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa (trong trường hợp người khai đăng ký sử dụng chữ ký số).
3. Hình thức, nội dung, phương thức nộp, xuất trình của các chứng từ khác trong hồ sơ để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành hiện hành đối với thủ tục hành chính đó.
Như vậy, theo quy định, chứng từ điện tử được khai báo hoặc xuất trình với các cơ quan quản lý nhà nước theo Cơ chế một cửa quốc gia có giá trị để làm thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy.
Chứng từ điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia có thể được chuyển đổi từ chứng từ giấy không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 89/2016/TTLT-BTC-BCT quy định về chuyển đổi chứng từ giấy sang chứng từ điện tử và ngược lại như sau:
Chuyển đổi chứng từ giấy sang chứng từ điện tử và ngược lại
1. Chứng từ điện tử được khai báo hoặc xuất trình với các cơ quan quản lý nhà nước theo Cơ chế một cửa quốc gia có thể được chuyển đổi từ chứng từ giấy nếu đảm bảo các Điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
b) Có chữ ký số đã đăng ký với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia của người khai trên chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy.
2. Chứng từ giấy có thể được chuyển đổi từ chứng từ điện tử được cấp thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia nếu đảm bảo các Điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử;
...
Như vậy, theo quy định, chứng từ điện tử được khai báo hoặc xuất trình với các cơ quan quản lý nhà nước theo Cơ chế một cửa quốc gia có thể được chuyển đổi từ chứng từ giấy nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
(1) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
(2) Có chữ ký số đã đăng ký với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia của người khai trên chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?