Chứng từ điện tử của hệ thống ngân hàng chính sách xã hội có phải là chứng từ kế toán không? Chứng từ điện tử này sẽ có những nội dung nào?
Chứng từ điện tử của hệ thống ngân hàng chính sách xã hội có phải là chứng từ kế toán không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Quy định Chế độ chứng từ kế toán áp dụng trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 2517/QĐ-NHCS năm 2015 quy định như sau:
“Chứng từ điện tử”: Là chứng từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, thẻ thanh toán và các thiết bị lưu trữ khác, bao gồm cả chứng từ điện tử được lập từ các chương trình thanh toán điện tử mà NHCSXH tham gia.
Như vậy chứng từ điện tử của hệ thống ngân hàng chính sách xã hội có phải là chứng từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, thẻ thanh toán và các thiết bị lưu trữ khác, bao gồm cả chứng từ điện tử được lập từ các chương trình thanh toán điện tử mà NHCSXH tham gia.
Chứng từ điện tử (Hình từ Internet)
Chứng từ điện tử của hệ thông ngân hàng chính sách xã hội sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy định Chế độ chứng từ kế toán áp dụng trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 2517/QĐ-NHCS năm 2015 quy định như sau:
Nội dung chứng từ kế toán
...
2. Chứng từ điện tử
Chứng từ điện tử dùng trong kế toán ngân hàng phải có đầy đủ các yếu tố quy định tại khoản 1 Điều này và phải được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệu trong quá trình sử dụng, xử lý, truyền tin và lưu trữ. Chứng từ điện tử được chứa đựng trong các vật mang tin như: băng từ, đĩa từ và các thiết bị lưu trữ khác.
Khi sử dụng chứng từ điện tử phải áp dụng các biện pháp bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải có biện pháp quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, thâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử khi bảo quản phải được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ các thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết.
Như vậy chứng từ điện tử của hệ thông ngân hàng chính sách xã hội sẽ có những nội dung được quy định như trên.
Việc lập chứng từ điện tử của hệ thống ngân hàng chính sách xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy định Chế độ chứng từ kế toán áp dụng trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 2517/QĐ-NHCS năm 2015 quy định như sau:
Lập chứng từ kế toán
...
3. Lập chứng từ điện tử
Chứng từ kế toán ngân hàng được lập dưới dạng chứng từ điện tử ngoài việc tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải tuân thủ các quy định sau:
a) Phải lập đúng mẫu quy định, đúng cấu trúc, định dạng, đầy đủ các yếu tố, đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán.
b) Chứng từ điện tử ghi trên vật mang tin phải có chỉ dẫn cụ thể về thời gian và các yếu tố kỹ thuật đảm bảo cho việc sử dụng, kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết.
c) Các dữ liệu, thông tin trên chứng từ phải được phản ánh rõ ràng, trung thực, chính xác và phải được mã hóa theo đúng quy định. Trên chứng từ phải có chữ ký điện tử của những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác, an toàn của dữ liệu. Chữ ký điện tử trên chứng từ phải khớp đúng với chữ ký điện tử do ngân hàng cấp phát và quản lý.
d) Ngày, tháng, năm lập trên chứng từ điện tử phải ghi bằng số và ghi theo định dạng: DD/MM/YYYY (trong đó DD là ngày; MM là tháng; YYYY là năm).
Như vậy việc lập chứng từ điện tử của hệ thống ngân hàng chính sách xã hội được quy định như sau:
- Phải lập đúng mẫu quy định, đúng cấu trúc, định dạng, đầy đủ các yếu tố, đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán.
- Chứng từ điện tử ghi trên vật mang tin phải có chỉ dẫn cụ thể về thời gian và các yếu tố kỹ thuật đảm bảo cho việc sử dụng, kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết.
- Các dữ liệu, thông tin trên chứng từ phải được phản ánh rõ ràng, trung thực, chính xác và phải được mã hóa theo đúng quy định. Trên chứng từ phải có chữ ký điện tử của những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác, an toàn của dữ liệu. Chữ ký điện tử trên chứng từ phải khớp đúng với chữ ký điện tử do ngân hàng cấp phát và quản lý.
- Ngày, tháng, năm lập trên chứng từ điện tử phải ghi bằng số và ghi theo định dạng: DD/MM/YYYY (trong đó DD là ngày; MM là tháng; YYYY là năm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?