Chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức có bắt buộc phải về nơi đăng ký thường trú không?
Chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức có bắt buộc phải về nơi đăng ký thường trú không?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Bên cạnh đó theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định việc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Công văn 873/HTQTCT-CT năm 2017 về quán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịch nêu rõ:
"Để thực hiện tốt Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và chấn chỉnh tình trạng nêu trên, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn (gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng) tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định... của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp cơ quan, tổ chức vi phạm quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP trong việc chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch của công dân, đề nghị Sở Tư pháp kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./."
Như vậy, có thể thấy việc chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức có thể được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực, không phụ thuộc vào nơi cư trú của người có yêu cầu chứng thực.
Do đó, đối với trường hợp của anh thì có thể trực tiếp chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực mà không bắt buộc phải về nơi đăng ký thường trú.
Cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch được căn cứ theo điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp);
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
- Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
TẢI VỀ Sơ yếu lý lịch thi công chức (mẫu 2C-BNV/2008) mới nhất 2023
Chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức có bắt buộc phải về nơi đăng ký thường trú không? (Hình từ Internet)
Khi đi chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức thì cần mang theo giấy tờ nào?
Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
...
Như vậy, khi đi chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức thì người yêu cầu chứng thực cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Sơ yếu lý lịch mình sẽ ký và yêu cầu chứng thực.
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức trong bao lâu?
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực được quy định tại Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này.
Như vậy, thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch thi công chức thì phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp đặc biệt khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?