Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong các hoạt động của ngành Thuế được cấp cho những cơ quan, tổ chức nào?
- Theo đối tượng sử dụng thì chứng thư số trong các hoạt động của ngành Thuế được phân loại thế nào?
- Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong các hoạt động của ngành Thuế được cấp cho những cơ quan, tổ chức nào?
- Các đơn vị sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong ngành Thuế cho những hoạt động nào?
Theo đối tượng sử dụng thì chứng thư số trong các hoạt động của ngành Thuế được phân loại thế nào?
Chứng thư số trong các hoạt động của ngành Thuế được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1862/QĐ-TCT năm 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Chứng thư số bao gồm các loại sau:
a) Phân loại theo đối tượng sử dụng:
- Chứng thư số cá nhân: chứa thông tin định danh của cá nhân; dùng để xác nhận chữ ký số của cá nhân.
- Chứng thư số cơ quan, tổ chức: chứa thông tin định danh của cơ quan, tổ chức; dùng để xác nhận chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm: chứa thông tin định danh được gán cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; dùng để xác nhận tính hợp lệ của thiết bị, dịch vụ, phần mềm; bao gồm và không giới hạn trong phạm vi các loại sau: chứng thư số Web Server (SSL), VPN Server, Mail Server, Code Signing.
b) Phân loại theo tổ chức cung cấp:
- Chứng thư số chuyên dùng là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức ngoài Bộ Tài chính cung cấp (không bao gồm Ban Cơ yếu Chính phủ trong phạm vi Quy chế này).
...
Như vậy, theo đối tượng sử dụng thì chứng thư số trong các hoạt động của ngành Thuế được phân loại như sau:
- Chứng thư số cá nhân: chứa thông tin định danh của cá nhân; dùng để xác nhận chữ ký số của cá nhân.
- Chứng thư số cơ quan, tổ chức: chứa thông tin định danh của cơ quan, tổ chức; dùng để xác nhận chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm: chứa thông tin định danh được gán cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; dùng để xác nhận tính hợp lệ của thiết bị, dịch vụ, phần mềm;
Bao gồm và không giới hạn trong phạm vi các loại sau: chứng thư số Web Server (SSL), VPN Server, Mail Server, Code Signing.
Theo đối tượng sử dụng thì chứng thư số trong các hoạt động của ngành Thuế được phân loại thế nào? (Hình từ Internet)
Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong các hoạt động của ngành Thuế được cấp cho những cơ quan, tổ chức nào?
Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1862/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Quản lý, sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ
1. Quy định về cấp phát chứng thư số
a) Chứng thư số cơ quan, tổ chức được cấp cho: cơ quan Tổng cục Thuế và các đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế; Cục Thuế; Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực và các trường hợp phát sinh khác có thẩm quyền sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật được Tổng cục Thuế phê duyệt.
b) Chứng thư số cá nhân được cấp cho: Lãnh đạo từ cấp Phó trưởng phòng trở lên tại các đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế; Lãnh đạo từ cấp Phó trưởng phòng trở lên tại Cục Thuế; Lãnh đạo từ cấp Phó đội trưởng hoặc Phó trưởng phòng trở lên tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực; Cán bộ công chức Thuế tham gia các quy trình điện tử hoá do cơ quan nhà nước ban hành; Các trường hợp phát sinh khác do Tổng cục Thuế quy định tại các ván bản hướng dẫn nghiệp vụ, văn bản triển khai,...
c) Chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm được cấp cho từng trường hợp do Tổng cục Thuế phê duyệt.
...
Như vậy, theo quy định, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong các hoạt động của ngành Thuế được cấp cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Cơ quan Tổng cục Thuế và các đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế;
- Cục Thuế;
- Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
- Các trường hợp phát sinh khác có thẩm quyền sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật được Tổng cục Thuế phê duyệt.
Các đơn vị sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong ngành Thuế cho những hoạt động nào?
Việc sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1862/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Quản lý, sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ
...
2. Cá nhân, đơn vị sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ và khóa bí mật, thiết bị lưu khóa bí mật được cấp tương ứng với chứng thư số cho các hoạt động sau:
a) Ký số văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử; hồ sơ, chứng nhận điện tử trong các thủ tục hành chính công trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến; trong các giao dịch điện tử khác theo quy định của pháp luật.
b) Xác thực khi đăng nhập hệ thống thông tin.
c) Mã hóa dữ liệu, tệp tin lưu trữ trên thiết bị hoặc trao đổi giữa các cá nhân, tổ chức.
d) Xác thực thiết bị, dịch vụ, phần mềm; mã hóa kết nối giữa các thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
3. Đảm bảo an toàn, bí mật trong việc sử dụng chứng thư số.
a) Khóa bí mật phải được lưu trên thiết bị lưu khóa bí mật, không giao thiết bị lưu khóa bí mật cho người khác.
b) Chứng thư số của cơ quan, tổ chức lưu trên thiết bị lưu khóa bí mật (token) thì phải giao cho bộ phận Văn thư chịu trách nhiệm quản lý và được để ở trụ sở cơ quan, trong tủ khóa.
c) Đối với chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm phải lưu trên thiết bị ký số chuyên dụng (HSM).
Như vậy, theo quy định, các đơn vị sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong ngành Thuế cho các hoạt động sau đây:
(1) Ký số văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử; hồ sơ, chứng nhận điện tử trong các thủ tục hành chính công trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến; trong các giao dịch điện tử khác theo quy định của pháp luật.
(2) Xác thực khi đăng nhập hệ thống thông tin.
(3) Mã hóa dữ liệu, tệp tin lưu trữ trên thiết bị hoặc trao đổi giữa các cá nhân, tổ chức.
(4) Xác thực thiết bị, dịch vụ, phần mềm; mã hóa kết nối giữa các thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?