Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được cấp cho những cơ quan, tổ chức nào trong ngành Bảo hiểm xã hội?
Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được cấp cho những cơ quan, tổ chức nào trong ngành Bảo hiểm xã hội?
Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Phân loại chứng thư số và đối tượng sử dụng
1. Chứng thư số cho cơ quan, tổ chức
a) Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho: Cơ quan BHXH Việt Nam, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; BHXH các tỉnh, BHXH các huyện; các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong ngành BHXH được cài đặt trên các thiết bị USB Token.
b) Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho cơ quan BHXH Việt Nam sử dụng phục vụ các hệ thống thông tin thuộc quản lý của ngành BHXH có yêu cầu sử dụng chứng thư số cho các hoạt động GDĐT được cài đặt trên các thiết bị HSM.
c) Chứng thư số công cộng cấp cho cơ quan BHXH Việt Nam sử dụng phục vụ các hệ thống thông tin thuộc quản lý của ngành BHXH theo yêu cầu của tổ chức có hoạt động GDĐT với ngành BHXH thông qua điều lệ hoặc văn bản thỏa thuận, quy chế phối hợp được cài đặt trên các thiết bị HSM.
...
Như vậy, theo quy định, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được cấp cho các cơ quan, tổ chức trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, Bảo hiểm xã hội các huyện;
- Các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong ngành Bảo hiểm xã hội được cài đặt trên các thiết bị USB Token.
Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng phục vụ các hệ thống thông tin thuộc quản lý của ngành Bảo hiểm xã hội có yêu cầu sử dụng chứng thư số cho các hoạt động giao dịch điện tử được cài đặt trên các thiết bị HSM (Hardware Security Module).
Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được cấp cho những cơ quan, tổ chức nào trong ngành Bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Để được cấp mới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ thì các cơ quan, tổ chức trong ngành Bảo hiểm xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện cấp mới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Điều kiện cấp mới chứng thư số
1. Điều kiện cấp mới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ
...
c) Điều kiện cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức:
- Phải là cơ quan, tổ chức có quyết định thành lập hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp;
- Có văn bản đề nghị của người được giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận;
- Được Người quản lý thuê bao phê duyệt.
2. Điều kiện cấp mới chứng thư số chuyên dùng Ngành BHXH cho cá nhân:
- Cá nhân được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quy chế này có nhu cầu GDĐT;
- Có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận;
- Được Người quản lý thuê bao phê duyệt.
Như vậy, theo quy định, để được cấp mới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ thì các cơ quan, tổ chức trong ngành Bảo hiểm xã hội cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phải là cơ quan, tổ chức có quyết định thành lập hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp;
- Có văn bản đề nghị của người được giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận;
- Được Người quản lý thuê bao phê duyệt.
Chứng thư số chuyên dùng gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH năm 2020 quy định, nội dung chứng thư số chuyên dùng gồm:
(1) Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
(2) Tên của thuê bao.
(3) Số hiệu chứng thư số.
(4) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
(5) Khóa công khai của thuê bao.
(6) Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
(7) Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
(8) Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
(9) Thuật toán mật mã.
(10) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?