Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là gì? Quản lý việc cấp chứng chỉ này là trách nhiệm của Bộ nào?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là gì?
- Quản lý việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ của Bộ nào?
- Quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có nội dung cấp và thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra không?
Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là gì?
Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là chứng chỉ do Bộ Quốc phòng cấp cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện về trang bị, kỹ thuật, an toàn và nhân sự để thực hiện các hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ (Hình từ Internet)
Quản lý việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ của Bộ nào?
Quản lý việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ của Bộ được quy định tại khoản 10 Điều 36 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
...
8. Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương tổ chức tiếp nhận, thu gom vũ khí hạng nặng, bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn các loại hoặc các loại vũ khí khác cần phải có kỹ thuật chuyên ngành.
9. Tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh đối với các dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt và các nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
10. Quản lý việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
11. Quản lý và thực hiện công tác thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin dữ liệu về hoạt động khắc phục bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
12. Chủ trì công tác đào tạo nguồn nhân lực, quản lý công tác kiểm định trang thiết bị điều tra, khảo sát, rà phá, xử lý và tiêu hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
13. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý chất lượng các dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh; quản lý và tổ chức tiêu hủy bom mìn vật nổ tồn lưu sau chiến tranh.
...
Theo đó, quản lý việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng.
Quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có nội dung cấp và thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra không?
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được quy định tại Điều 35 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm:
a) Ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
b) Xây dựng và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, chính sách, chế độ đối với người trực tiếp tham gia khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ và nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
c) Quản lý chất lượng hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
d) Giám sát, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
đ) Cấp và thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
g) Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
h) Quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
i) Hợp tác quốc tế trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
k) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được quy định như trên, trong đó có nội dung về cấp và thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?