Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không?

Cho tôi hỏi cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài hiện nay gồm những cơ sở đào tạo nào? Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không? Câu hỏi của anh Hiền từ Đồng Nai.

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài hiện nay gồm những cơ sở đào tạo nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 69/2022/TT-BTC thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm; hoặc cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm ủy quyền thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm;

(2) Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;

(3) Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;

(4) Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;

(5) Các tổ chức đào tạo quốc tế khác:

- Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF);

- Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII);

- Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC);

- Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd, Hiệp hội Cơ quan quản trị bảo hiểm nhân thọ (Life Office Management Association - LOMA), Hiệp hội Nghiên cứu và Tiếp thị Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance Marketing and Research Association - LIMRA).

Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không?

Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không? (Hình từ Internet)

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài được phép cấp những loại chứng chỉ bảo hiểm nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về cấp chứng chỉ bảo hiểm như sau:

Chứng chỉ bảo hiểm
Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
a) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
3. Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được tiếp tục sử dụng như sau:
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài được cấp các loại chứng chỉ sau:

(1) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ;

(2) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ;

(3) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.

Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:

Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
3. Đối với chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải);
b) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không).
4. Đối với chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
5. Đối với chứng chỉ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
a) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều này;

Dựa theo quy định pháp luật nêu trên thì chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài sẽ có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp.

4,498 lượt xem
Chứng chỉ bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG CHỈ BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giá trị sử dụng của chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài cấp trước ngày 01/01/2023 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 85/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm ra sao?
Pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp có bao gồm chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe hay không?
Pháp luật
Mẫu chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm mới nhất?
Pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ quan nào tổ chức thi và thi ở đâu?
Pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo trong nước, nước ngoài cấp trước ngày 01/01/2023 được tiếp tục sử dụng không?
Pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không?
Pháp luật
Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ bảo hiểm cho thí sinh không tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ có bị cấm đăng ký kế hoạch thi và cấp chứng chỉ bảo hiểm không?
Pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp bao gồm những loại nào? Những cơ sở nào được phép đào tạo về bảo hiểm trong nước?
Pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm sẽ bị thu hồi khi phát hiện thí sinh sử dụng thẻ căn cước công dân giả để dự thi cấp chứng chỉ đúng không?
Pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm có được cấp đổi khi thông tin cá nhân của người được cấp chứng chỉ bị nhầm lẫn hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào