Chức trách và nhiệm vụ đối với ngạch chuyên viên cần đảm bảo thực hiện những gì? Trường hợp nào không cần học lại chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên?
Chức trách và nhiệm vụ đối với ngạch chuyên viên cần đảm bảo thực hiện những gì?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định về chức trách và nhiệm vụ đối với ngạch chuyên viên cụ thể như sau:
"Điều 7. Ngạch Chuyên viên
1. Chức trách:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế;
b) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, các công chức khác trong việc thực hiện công việc đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao;
c) Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ công tác;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả;
đ) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao."
Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên (Hình từ Internet)
Ngạch chuyên viên yêu cầu năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tiêu chuẩn trình độ đào tạo bồi dưỡng như sau:
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác
- Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý
- Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
- Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch chuyên viên: Có thời gian giữ ngạch cán sự và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch cán sự thì thời gian giữ ngạch cán sự tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Trường hợp nào không cần học lại chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên?
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 2/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư thì:
“Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
1. Công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức chuyên ngành hành chính, ngạch công chức chuyên ngành văn thư theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn của ngạch công chức chuyên ngành hành chính, ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư này tương ứng với ngạch công chức đã được bổ nhiệm."
Do đó, trường hợp của bạn không phải học lại chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên nếu đã được bổ nhiệm vào ngạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?