Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng này qua ứng dụng phải điều kiện nào?
- Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì?
- Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động phải có các thông tin nào?
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì?
Chức năng đặt hàng trực tuyến được giải thích tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 59/2015/TT-BCT như sau:
Chức năng đặt hàng trực tuyến là chức năng của ứng dụng di động cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên ứng dụng đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.
Như vậy, theo quy định trên thì chức năng đặt hàng trực tuyến là chức năng của ứng dụng di động cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên ứng dụng đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? (Hình từ Internet)
Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động phải đáp ứng các điều kiện nào?
Việc giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 59/2015/TT-BCT như sau:
Giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động
1. Việc giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động thực hiện theo các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đối tượng của hợp đồng là sản phẩm nội dung số hoặc dịch vụ trực tuyến và việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được thể hiện bằng việc giao sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ thì cơ chế rà soát và xác nhận phải đáp ứng các quy định sau:
a) Hiển thị tên sản phẩm hoặc dịch vụ, tổng số tiền khách hàng phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đó và phương thức thanh toán sẽ được áp dụng;
b) Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin trên được lựa chọn hủy hoặc xác nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Theo đó tại Điều 18 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
Rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng
Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:
a) Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
b) Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.
2. Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.
3. Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:
+ Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
+ Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
+ Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.
- Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.
- Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.
Việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động phải có các thông tin nào?
Việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động phải có các thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
1. Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng.
2.Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:
a) Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
b) Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động phải có các thông tin sau:
- Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
- Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
- Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?