Chức năng của Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi là gì? Lãnh đạo Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi gồm những ai?
Chức năng của Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi là gì?
Chức năng của Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi được quy định tại Điều 1 Quyết định 975/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về phát triển thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Theo quy định trên, Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về phát triển thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi (Hình từ Internet)
Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi có những nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi được quy định tại Điều 2 Quyết định 975/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng để phê duyệt, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc.
2. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành:
a) Quy định về cơ chế, chính sách hoạt động thương mại, trao đổi hàng hóa qua biên giới, khu kinh tế cửa khẩu (hàng hóa, thương nhân, cơ chế điều hành) và hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc.
Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới theo từng thời kỳ và khu vực;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án quy hoạch, chương trình, cơ chế phát triển các khu hợp tác kinh tế tại các tỉnh biên giới; soạn thảo các Điều ước và Thỏa thuận quốc tế về thương mại biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Lào và Việt Nam với Campuchia;
c) Quy định về tổ chức quản lý, mô hình phát triển thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc (bao gồm: chợ, chợ biên giới, trung tâm thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và cơ sở dịch vụ thương mại có liên quan,...) theo phân công của Bộ trưởng;
d) Quy định về phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, kinh doanh thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
đ) Quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện qua biên giới theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
e) Quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thương mại và các loại hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
g) Chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân vùng biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc.
3. Giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật, quy định quản lý về thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
4. Giúp Bộ trưởng thực hiện các hình thức, biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại biên giới và khu kinh tế cửa khẩu, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm ở vùng biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc.
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn song phương hoặc đa phương về thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới theo phân công của Bộ trưởng;
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tại các tỉnh có chung biên giới theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn cơ chế hợp tác, quản lý hoạt động thương mại tại các khu vực biên giới giữa Việt Nam với nước có chung biên giới;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ thương nhân thực hiện cơ chế, chính sách về thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới.
5. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo Thương mại biên giới. Tham mưu cho Bộ trưởng trong việc điều hành Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới.
6. Giúp Bộ trưởng xem xét, thẩm định việc cấp, gia hạn giấy phép, giấy xác nhận mua bán các loại hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
7. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong Bộ, các Sở Công Thương thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động và việc thực hiện pháp luật, công tác quản lý nhà nước về thương mại biên giới, miền núi và vùng dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
8. Giúp Bộ trưởng hướng dẫn, quản lý hoạt động của các hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, trao đổi hàng hóa biên giới theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia với các đơn vị trong Bộ trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch, dự án, chương trình xúc tiến thương mại biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc.
10. Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình xuất-nhập cảnh (người và phương tiện giao thông vận tải), hàng hóa, vật phẩm qua biên giới; dự báo tình hình phát sinh và kiến nghị giải quyết.
11. Lập báo cáo (định kỳ, đột xuất), đánh giá tình hình hoạt động thương mại, thương nhân và thị trường khu vực biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo đó, Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Lãnh đạo Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi gồm những ai?
Lãnh đạo Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 975/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
...
Như vậy, lãnh đạo Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi gồm Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?