Chức năng của Vụ Ngân sách nhà nước là gì? Cơ cấu tổ chức của Vụ Ngân sách nhà nước gồm những phòng nào?
Chức năng của Vụ Ngân sách nhà nước là gì?
Vụ Ngân sách nhà nước có chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 998/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Ngân sách nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là NSNN) theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Vụ Ngân sách nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vụ Ngân sách nhà nước (Hình từ Internet)
Vụ Ngân sách nhà nước có những nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của Vụ Ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 2 Quyết định 998/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Nhiệm vụ
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Dự án, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác về quản lý NSNN;
b) Chiến lược, kế hoạch dài hạn và trung hạn về NSNN; định hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ NSNN;
c) Dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
3. Tham gia xây dựng chính sách tài chính quốc gia, chiến lược tài chính quốc gia; phối hợp xây dựng các cân đối lớn về vay, trả nợ, dư nợ công, dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài của quốc gia, cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển, cân đối ngoại tệ nhà nước, cân đối các quỹ trong và ngoài ngân sách; các chính sách, chế độ thu ngân sách; chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; chế độ hạch toán, kế toán NSNN và các chế độ tài chính - ngân sách khác.
...
14. Thực hiện nhập dữ liệu trên hệ thống quản lý ngân sách (TABMIS) đối với dự toán chi NSTW cấp 0 và cấp 0 đến cấp 1 (cả dự toán đầu năm và số bổ sung trong năm).
15. Thực hiện công khai NSNN theo quy định của pháp luật.
16. Chủ trì tham gia với các bộ, ngành về đề án tổng thể cải cách tiền lương; chủ trì xây dựng phương án nguồn để thực hiện cải cách tiền lương.
17. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ trong việc xử lý, giải quyết các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra về lĩnh vực ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Vụ; Phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổng hợp, giải trình, thuyết minh, đánh giá kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về NSNN báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội.
18. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hợp nhất văn bản, pháp điển văn bản, kiểm tra văn bản đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
19. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Vụ Ngân sách nhà nước có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Ngân sách nhà nước gồm những phòng nào?
Vụ Ngân sách nhà nước có cơ cấu tổ chức được quy định tại Điều 3 Quyết định 998/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Cơ cấu tổ chức
Vụ Ngân sách nhà nước có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Vụ Ngân sách nhà nước có các phòng:
1. Phòng Tổng dự toán.
2. Phòng Quản lý ngân sách nhà nước.
3. Phòng Dự toán ngân sách địa phương.
4. Phòng Quản lý ngân sách địa phương.
5. Phòng Phân tích, dự báo và thống kê ngân sách.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước quy định.
Vụ Ngân sách nhà nước làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Vụ Ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Như vậy, Cơ cấu tổ chức của Vụ Ngân sách nhà nước gồm những phòng sau:
+ Phòng Tổng dự toán.
+ Phòng Quản lý ngân sách nhà nước.
+ Phòng Dự toán ngân sách địa phương.
+ Phòng Quản lý ngân sách địa phương.
+ Phòng Phân tích, dự báo và thống kê ngân sách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?